Tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định về Sách phục vụ đào tạo.
Tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định về Sách phục vụ đào tạo.
Tại Điều 4 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu đối với giáo trình như sau:
- Giáo trình là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của một học phần trong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo.
- Giáo trình phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong mỗi học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần.
- Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, bảo đảm cân đối giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới của khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội đã được kiểm chứng và công nhận.
- Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, nội dung trích dẫn đưa vào giáo trình phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của giáo trình, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan.
- Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài và phải bảo đảm thống nhất với ngôn ngữ giảng dạy học phần.
- Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, cấu trúc, hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với giáo trình của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Nhà xuất bản Đại học Oxford và Nhà xuất bản Đại học Cambridge đã kết hợp để nghiên cứu mục đích và giá trị của sách chuyên khảo đối với các nhà nghiên cứu và độc giả. Câu trả lời là các sách chuyên khảo vẫn là chìa khóa cho nghiên cứu học thuật, cả về quan điểm nghề nghiệp lẫn lý luận nhận thức: "Chuyên khảo là chiếc neo của ngành học, là những hòn đảo vững chắc hiện lên trong biển nghiên cứu ngày càng rộng lớn"
Độc giả thường đọc sách chuyên khảo theo chương. Khi tìm một cuốn sách chuyên khảo, hơn 80% độc giả được hỏi cho biết họ thường xuyên chọn đọc một chương cụ thể.
Thường ít người đọc một cuốn sách chuyên khảo từ đầu đến cuối, những người tham gia nghiên cứu trả lời họ thường dùng để làm tài liệu tham khảo, tra cứu từ khóa. Một số người thích chú thích và đánh dấu các phần đã đọc để sử dụng lại nội dung đã xem.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người trả lời ở lĩnh vực Nhân văn dành nhiều thời gian đọc sách chuyên khảo hơn so với những người ở lĩnh vực Khoa học xã hội.
Đa số độc giả tham gia nghiên cứu trả lời họ “cực kỳ” hoặc “rất” có xu hướng đọc sách chuyên khảo để nghiên cứu và giảng dạy, thậm chí để giải trí, mở rộng chủ đề quan tâm và phát triển tư duy mới.
Sách chuyên khảo được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo, tổng hợp những nghiên cứu về lĩnh vực cụ thể, có giá trị cao nhờ quan điểm toàn diện, sâu sắc và những tư duy mới nhất.
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu suy nghĩ mở về việc đọc, viết, xuất bản sách chuyên khảo và nếu học được phép thay đổi thì họ sẽ thay đổi điều gì?
Mặc dù cấu trúc và nội dung cốt lõi của sách chuyên khảo vẫn được giữ nhưng những người tham gia trả lời đã đưa ra những đề xuất cho phù hợp với tương lai.
Ba nội dung được nhắc tới đó là:
Cụ thể hơn, những người tham gia trả lời đưa ra họ muốn cải thiện khả năng tìm kiếm, có thể dễ dàng chú thích và đánh dấu, thay thế các chú thích ở cuối sách, cuối chương bằng chú thích trực tiếp ở trang sách xuất hiện từ khóa, cải thiện index.
Ngoài ra người đọc muốn nội dung năng động, cập nhật hơn, có tính tương tác cao hơn, phù hợp với các định dạng kỹ thuật số của cuốn sách. Độc giả muốn sử dụng nhiều đồ họa hơn, có quyền truy cập các liên kết gắn trong văn bản; ví dụ như các liên kết web, tài liệu tham khảo, các bộ dữ liệu và nội dung số liên quan khác.
Một số người được hỏi cũng bày tỏ về việc họ muốn định dạng của ấn bản sách điện tử và kỹ thuật số giống với ấn bản in, ví dụ như đánh số trang và hình minh họa.
Người đọc thường sử dụng sách chuyên khảo ở cấp độ chương: Hơn 80% cho biết người đọc cho biết họ “cực kỳ” hoặc “rất” có khả năng đọc qua tiêu đề các chương và chọn chương đọc cụ thể. Dưới 40% cho thấy họ sẽ đọc một lúc hết sách chuyên khảo.
Các nhà nghiên cứu lĩnh vực Nhân Văn có nhiều khả năng bắt đầu một cuốn sách chuyên khảo theo nhiều cách khác nhau: Tổng cộng 85% số người được hỏi thuộc lĩnh vực Nhân văn 'rất' hoặc 'cực kỳ' đọc một chương cụ thể của một cuốn sách chuyên khảo, so với 80% người được hỏi thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội; 39% số người được hỏi thuộc lĩnh vực Nhân văn là 'rất' hoặc 'cực kỳ' có khả năng đọc từ đầu đến cuối một cuốn sách chuyên khảo so với 35% số người được hỏi thuộc Khoa học xã hội.
Phân tích dựa trên lĩnh vực: Các nhà nghiên cứu về Triết học (46%) và Lịch sử (45%) có xu hướng đọc sách chuyên khảo từ đầu đến cuối cao hơn một chút so với các nhà nghiên cứu về Nghiên cứu Cổ điển (Classical Studies) (31%) và Luật (32%).
Các nhà nghiên cứu về Ngôn ngữ & Ngôn ngữ học Hiện đại (79%) và Nghiên cứu Cổ điển (Classical Studies) (73%) có nhiều khả năng tìm kiếm chuyên khảo về một chủ đề hoặc từ khóa cụ thể hơn so với các nhà nghiên cứu về Chính trị/Khoa học Chính trị/Quan hệ Quốc tế (58%) và Lịch sử (60%).
Kinh nghiệm nghề nghiệp ảnh hưởng đến cách các nhà nghiên cứu sử dụng sách chuyên khảo: Việc tìm chủ đề, từ khóa trong sách chuyên khảo nhiều hơn ở những người bắt đầu sự nghiệp trong khi việc đọc từ đầu đến cuối lại nhiều hơn ở những nhà nghiên cứu lâu năm.
Sách chuyên khảo rất quan trọng trong suốt quá trình nghiên cứu và giảng dạy: Những người tham gia trả lời cho biết rằng họ “cực kỳ” hoặc “rất” có khả năng đọc hoặc tham khảo sách chuyên khảo trong nghiên cứu và giảng dạy. Trong đó, sách chuyên khảo có vai trò quan trọng trong việc biên soạn danh mục văn học và tổng hợp văn học. Điều này cho thấy các nhà nghiên cứu đánh giá cao chức năng của sách chuyên khảo trong việc đối chiếu thông tin. Sách chuyên khảo cũng là một cách tốt để cập nhật thông tin về một tác giả hoặc chủ đề cụ thể.
Các lý do khác để đọc hoặc tham khảo sách chuyên khảo: Mở rộng câu trả lời trong lĩnh vực của độc giả một cách tổng quát hơn. Một số coi trọng tầm quan trọng của việc đọc và tham khảo các sách chuyên khảo trong khi viết, thu thập kiến thức về các chủ đề và lĩnh vực mới. Ngoài ra những người tham gia trả lời thêm việc đọc sách để giải trí và tư vấn cho học sinh.
Theo commonplace.knowledgefutures
Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, phát triển theo quy luật kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của ngành xây dựng là kết quả của sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, quy mô các công trình xây dựng ngày càng lớn, nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng. Hàng năm ngành xây dựng sử dụng lượng vốn ngân sách và các nguồn vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế cho ngành xây dựng nói chung và nghiên cứu kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường nói riêng là việc làm cần thiết.
Khoa học kinh tế xây dựng bao gồm nhiều nội dung phong phú và có tính chất liên ngành. Cuốn sách này tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường như: Tổ chức bộ máy quản lý ngành xây dựng; đầu tư, dự án đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng; hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng; tiến bộ khoa học - công nghệ trong ngành xây dựng; kinh tế trong thiết kế xây dựng; phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng; tổ chức lao động và tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng.
Mục tiêu xuyên suốt khi nghiên cứu kinh tế xây dựng gồm: Sử dụng vật tư tiết kiệm nhất, hao phí máy móc - thiết bị nhỏ nhất, tốn ít nhân lực nhất, thời gian xây dựng ngắn nhất, chi phí (tiền vốn) đầu tư bé nhất với năng suất lao động lớn nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất, trước mắt lấy công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm trung tâm.
Ngoài việc phục vụ cho công tác đào tạo hệ đại học, cuốn sách còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực kinh tế trong ngành xây dựng.
reference book, specialized book
Sách chuyên khảo là những tài liệu chứa kiến thức chuyên sâu về một chủ đề cụ thể hoặc một lĩnh vực nhất định. Chúng thường được viết bởi các chuyên gia hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đó và cung cấp thông tin chi tiết, phân tích, và nghiên cứu về chủ đề đó.