Cùng DOL phân biệt các nét nghĩa của từ market nhé!
Cùng DOL phân biệt các nét nghĩa của từ market nhé!
Các ngành học phổ biến để trở thành nhân viên phát triển thị trường là: Marketing, Kinh doanh, Quản trị Kinh doanh hoặc các ngành liên quan đến Kinh tế, Thương mại. Tuy nhiên, nhiều công ty cũng chấp nhận các bằng cấp khác nếu ứng viên có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp.
Căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì nhân viên kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Nhân viên kinh doanh có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nhân viên kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Mức lương của nhân viên phát triển thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, công ty, ngành nghề, khu vực địa lý và kinh nghiệm làm việc. Dưới đây là một bảng ước tính mức lương trung bình của nhân viên phát triển thị trường dựa theo kinh nghiệm làm việc:
Lưu ý rằng đây chỉ là con số ước tính, mức lương thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo các yếu tố cụ thể. Ngoài ra, các nhân viên phát triển thị trường có năng lực, kinh nghiệm cũng có thể “deal lương” để nhận được mức cao hơn.
Xem thêm: Tổng Đài Viên Là Gì? Mức Lương Của Tổng Đài Viên Năm 2024 Bao Nhiêu?
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân viên phát triển thị trường có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Dưới đây là một lộ trình phổ biến mà họ có thể theo đuổi:
Nhân viên phát triển thị trường (Junior) → Chuyên viên phát triển thị trường (Specialist) → Quản lý phát triển thị trường (Manager) → Giám đốc phát triển thị trường (Director).
Tuy nhiên, lộ trình này có thể thay đổi tùy theo quy mô, cơ cấu của công ty. Để thăng tiến trong sự nghiệp, nhân viên phát triển thị trường cần liên tục học hỏi, nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Một số nhân viên phát triển thị trường thành công có thể chuyển sang làm việc độc lập, khởi nghiệp với doanh nghiệp riêng.
Với sự đa dạng, thú vị cùng nhiều cơ hội nghề nghiệp, công việc nhân viên phát triển thị trường là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai đam mê kinh doanh, phát triển thị trường. Nếu bạn đã hiểu chi tiết về nghề nhân viên thị trường và cảm thấy mình phù hợp với những yêu cầu của nghề, hãy cân nhắc theo đuổi công việc này.
Nhân viên phát triển thị trường (Market Developer) là người nắm vai trò quan trọng trong việc phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên phát triển thị trường sẽ thu thập, đánh giá thông tin của thị trường hiện tại nhằm đưa ra các chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.
Nhân viên phát triển thị trường cần hợp tác với các bộ phận khác của doanh nghiệp (bộ phận kinh doanh, Marketing,…) để xây dựng và thực hiện các chiến lược, hoạt động quảng bá thương hiệu. Sau đó, nếu muốn tiến sâu vào thị trường thì nhân viên phát triển thị trường cần tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với các đối tác, nhà phân phối, kênh bán hàng tiềm năng cũng rất cần thiết. Đặc biệt, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu.
Xem thêm: Chỉ Huy Trưởng Công Trình Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Chỉ Huy Trưởng Công Trình
Để ổn định và mở rộng thị trường, nhân viên phát triển thị trường sẽ thực hiện theo dõi, đánh giá hiệu quả của các chiến lược truyền thông, hoạt động quảng bá ở thời điểm hiện tại. Thông qua đó, họ có thể nhận diện cơ hội để mở rộng thị phần, doanh số tại các thị trường sẵn có. Nhân viên thị trường cũng cần tư vấn, hỗ trợ, trao đổi với các bộ phận kinh doanh và marketing trong việc duy trì, phát triển thị trường. Đặc biệt, trong quá trình này, việc thôn tính các thị trường tiềm năng hoặc các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn cũng có thể là một chiến lược mở rộng thị trường hiệu quả.
Xem thêm: Giám Sát Thi Công: Mô Tả Công Việc Mới Nhất 2024
Nhân viên phát triển thị trường đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu cần có của vị trí này cũng đòi hỏi nhiều yếu tố hơn:
Bước đầu tiên nhân viên phát triển thị trường phải xác định, thu thập dữ liệu về xu hướng thị trường, xu hướng tiêu dùng của khách hàng và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Sau khi hoàn thành các bước đã nêu, nhân viên thị trường tiếp tục lọc ra tệp khách hàng tiềm năng mà công ty cần tập trung vào. Trong quá trình phân tích dữ liệu, họ cũng phải tìm kiếm, khai thác nguồn hàng mới để đảm bảo sự đa dạng, cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tiếp tục đánh giá các nhu cầu của thị trường mới.
Xem thêm: Giám Đốc Sản Xuất Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về CPO
Căn cứ quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về mức lương của nhân viên kinh doanh, đối chiếu theo quy định trên thì mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ theo thỏa thuận giữa nhân viên kinh doanh và công ty.
Tuy nhiên, mức lương của nhân viên kinh doanh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu của nhân viên kinh doanh được tính theo vùng như sau:
(1) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng I, mức lương tối thiểu là 4.960.000 đồng/tháng hoặc 23.800 đồng/giờ.
(2) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng II, mức lương tối thiểu là 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ.
(3) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng III, mức lương tối thiểu là 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
(4) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng IV, mức lương tối thiểu là 3.450.000 đồng/tháng hoặc 16.600 đồng/giờ.
Theo đó, danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức lương tối thiểu như sau:
(1) Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
(3) Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.