Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước. Em làm công chức nhà nước. Thì được tính như thế nào ạ? Em làm từ tháng 03 năm 2018 đến nay vẫn đang làm. Theo như em được biết thì Doanh nghiệp đóng 22% còn công nhân đóng 10,5% đúng không và nếu tính thì được tính dựa trên mức lương nào ạ?
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước. Em làm công chức nhà nước. Thì được tính như thế nào ạ? Em làm từ tháng 03 năm 2018 đến nay vẫn đang làm. Theo như em được biết thì Doanh nghiệp đóng 22% còn công nhân đóng 10,5% đúng không và nếu tính thì được tính dựa trên mức lương nào ạ?
Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa = 8% x 20 x Mức lương cơ sở
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 1% x 20 x Mức lương tối thiểu vùng
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc
Mức lương tối thiểu vùng năm 2024
Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa = 1,5% x 20 x Mức lương cơ sở
* Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bao gồm:
- Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.
- Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
* Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định:
Các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định bao gồm:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh.
- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên mà xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những người lao động và người sử dụng lao động sau đây:
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Thuộc một trong các trường hợp:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề và có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Trừ 02 trường hợp: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội được ghi nhận tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bao gồm:
- Thưởng kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động.
- Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Bảo hiểm xã hội được nhà nước tổ chức thực hiện theo 02 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tùy vào loại hình bảo hiểm xã hội mà đối tượng tham gia được quy định sẽ là khác nhau.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm chứ không được thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
* Người lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.
* Người sử dụng lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 22% mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm. Ngoài ra, người lao động còn được Nhà nước hỗ trợ thêm một phần tiền đóng bảo hiểm tự nguyện.
Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định như sau:
Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (mức chuẩn nghèo nông thôn năm 2024 là 1,5 triệu đồng/tháng) trong thời gian tối đa 10 năm:
Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương được hiểu là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.
Ví dụ lương doanh nghiệp trả cho người lao động là 10 triệu đồng/tháng thì mức đóng bảo hiểm xã hội full lương (của cả người lao động và doanh nghiệp) = 32% x 10 triệu đồng = 3,2 triệu đồng/tháng.
Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương không được các doanh nghiệp lựa chọn phổ biến bởi chi phí cao. Do đó, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trả lương cao nhưng họ sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội để chỉ đóng bảo hiểm xã hội với mức thấp.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu = 8% x Mức lương tối thiểu vùng
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc
Mức lương tối thiểu vùng năm 2024
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu = 1% x Mức lương tối thiểu vùng
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc
Mức lương tối thiểu vùng năm 2024
Mức đóng BHTN tối thiểu năm 2024
Mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu = 1,5% x Mức lương tối thiểu vùng
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc
Mức lương tối thiểu vùng năm 2024
Mức đóng BHYT tối thiểu năm 2024
* Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lao động Việt Nam:
Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.
* Mức đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài:
Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.
(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).