Mùa Mưa Lũ Ở Huế

Mùa Mưa Lũ Ở Huế

Mưa thường tầm tã, kéo dài và bất chợt. Tự nhiên đang nắng rồi lại mưa như người con gái Huế. Mưa có khi cả ngày mà chẳng dứt. Mưa Huế cũng có thể coi là một phần tâm hồn của Huế. Một nét đặc trưng của miền đất cố đô Huế. Những con người xa quê, đi xa cũng phải nhớ về những ngày mưa của quê hương. Vì chẳng nơi nào có được những cơn mưa của xứ Huế.

Mưa thường tầm tã, kéo dài và bất chợt. Tự nhiên đang nắng rồi lại mưa như người con gái Huế. Mưa có khi cả ngày mà chẳng dứt. Mưa Huế cũng có thể coi là một phần tâm hồn của Huế. Một nét đặc trưng của miền đất cố đô Huế. Những con người xa quê, đi xa cũng phải nhớ về những ngày mưa của quê hương. Vì chẳng nơi nào có được những cơn mưa của xứ Huế.

Nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng (Huế) trong tà áo dài đến trường.

Mưa Huế thường mang theo những nỗi buồn, nỗi nhớ man mác của con người nơi đây. Nhà thơ Tố Hữu đã có câu thơ viết về mưa Huế:

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.”

Câu thơ như  ngụ ý rằng chắc huế có nỗi niềm chi trời mới mưa để giải tỏa tâm trạng.

Cơn mưa bắt đầu rơi, vài giọt lắc rắc rồi to dần to dần. Giọt ngả, giọt xiên rớt lả chả trên thành phố. Không khí bắt đầu lạnh dần theo làn sương mờ ảo. Thành phố tập nập cũng dừng lại hẳn để trú mưa.Những cơn mưa dài khiến tôi muốn ngồi bên khung của sổ để ngắm mưa rơi. Uống một cốc trà hay tách cà phê rồi tương tư, suy ngẫm.

Rất nhiều lần, tôi đi dạo và lang thang dưới mưa nên được quan sát thành phố Huế chìm trong cơn mưa. Người người đi lại vội dừng xe để mặc áo mưa. Những gánh hàng rong bên đường cũng được các cụ các dì vội lấy dù che chắn. Tội nhất là những người bán hàng rong như thế này. Những ngày nắng họ đã vất vả nhiều, nay mưa càng khó khăn hơn. Những cụ đã già nhưng còn phải mưu sinh bên lề đường cùng gánh hành rong. Họ ngồi cô đơn, lạnh lẽo và mong muốn bán được hết sớm. Thành phố ồn ào bởi tiếng xe cộ bỗng chìm lắng bởi tiếng mưa rơi. Khách du lịch đến đây có dịp ngắm mưa rơi cũng là điều may mắn và thi vị. Huế không chỉ đep bởi phong cảnh, bởi con người, mà còn đẹp bởi những khoảnh khắc, bởi những cảnh tượng nhỏ bé xung quanh mà ít ai để ý.

Những ngày mưa lạnh thế này thích nhất là cùng bạn bè đi ăn khoai lang nướng, bắp nướng bên lề đường, uống cốc sữa nóng hay tách cafe rồi cùng ngắm mưa rơi. Làm tôi quên đi cái lạnh của ngày mưa xứ Huế.

Mưa đi theo những tà áo dài của các cô nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng trên đường tan học. Mưa ướt hết những con đường, những mái nhà, ướt hết cả những gánh hàng. Mưa mang theo cả những nỗi buồn, những kỉ niệm còn dang dở.

Huế ơi, mưa chi mà mưa lắm thế...

Theo dự báo, từ ngày 19-21/9, tại Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Dự báo tác động của mưa lớn, có khả năng gây ra lũ, lũ lụt, lũ quét, sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông, suối nhỏ ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà...

Cần chủ động đề phòng mưa với cường độ trên 50mm/giờ có nguy cơ gây ngập úng đô thị và những nơi có hệ thống thoát nước kém ở một số huyện, thị xã và thành phố Huế.

Cùng ngày, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có thông báo về việc cập nhật cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, tuyến giao thông; sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, căn cứ vị trí cảnh báo, các địa phương, đơn vị khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu, địa bàn dễ bị chia cắt. Đồng thời, tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo ở ngầm, tràn, đoạn ngập sâu, nước chảy xiết, đoạn bờ sạt lở; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. Trong quá trình triển khai cần đặc biệt lưu ý công tác đảm bảo an toàn cho các lực lượng làm nhiệm vụ.

Các chủ đập, đơn vị quản lý khai thác, chủ đầu tư công trình thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh tiếp tục kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý điểm có nguy cơ sạt lở ven hồ, thượng, hạ lưu công trình đầu mối, kho bãi, lán trại của công nhân vận hành, thi công…

Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị đang thi công công trình giao thông, công trình hạ tầng thường xuyên kiểm tra công tác an toàn, phòng chống lũ lụt, đề phòng gió lốc, ngập úng, sạt trượt gây mất an toàn cho người và tránh thiệt hại máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu thi công. Bố trí vật tư, thiết bị, lực lượng và chỉ huy tại chỗ sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra, đặc biệt là các công trình cầu qua cửa Thuận An, cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương, đê kè ven sông suối, đầm phá ven biển...