Chương trình Du học Canada CES (Canada Express Study) là chương trình xét cấp Visa Du học nhanh hơn cho sinh viên theo học tại Hiệp hội các trường cao đẳng và học viện tại Canada (CICan) với điểm nổi bật là đây là hình thức du học Canada không chứng minh tài chính, chính vì thế đây được xem là chương trình có chính sách ưu tiên giúp nhanh chóng có được Visa trong thời gian ngắn.
Chương trình Du học Canada CES (Canada Express Study) là chương trình xét cấp Visa Du học nhanh hơn cho sinh viên theo học tại Hiệp hội các trường cao đẳng và học viện tại Canada (CICan) với điểm nổi bật là đây là hình thức du học Canada không chứng minh tài chính, chính vì thế đây được xem là chương trình có chính sách ưu tiên giúp nhanh chóng có được Visa trong thời gian ngắn.
Sách trắng Kinh tế và tài chính năm 2024 của Nhật Bản nhận định, người cao tuổi Nhật Bản có sức khỏe tốt và sẵn sàng làm việc lâu dài.
Dù xã hội Nhật Bản đã và đang đối mặt với già hóa dân số nhưng theo Sách trắng Kinh tế và tài chính năm 2024 của Nhật Bản, người cao tuổi quốc gia này “vẫn năng động tại nơi làm việc và trở thành động lực mới thúc đẩy nền kinh tế”. Có thể nói, theo tiêu chuẩn quốc tế, người cao tuổi Nhật Bản không chỉ tương đối khỏe mạnh mà còn có mong muốn làm việc lâu dài. Do đó, các nhà chức trách ước tính, số lượng NLĐ cao tuổi Nhật Bản tiếp tục tăng và sẽ gấp 1,4 lần con số hiện tại vào năm 2040, đạt mốc 20,31 triệu người.
Nhật Bản ban hành Luật Ổn định việc làm cho người cao tuổi từ năm 1986, nhằm tạo điều kiện cho NLĐ cao tuổi có thể tiếp tục làm việc lâu dài. Năm 2021, chính phủ Nhật Bản quy định DN bắt buộc phải thuê nhân viên cho đến khi họ đủ 65 tuổi. Đến năm 2020, yêu cầu về độ tuổi này tiếp tục tăng lên 70 tuổi.
Theo báo cáo của Mainichi Shimbun, việc nhận nhân viên đã nghỉ hưu trở lại làm việc trở nên phổ biến các Tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản; thậm chí có nơi tăng tuổi tái tuyển dụng. Chẳng hạn, Toyota đang mở rộng lực lượng lao động bằng cách tái tuyển dụng nhân viên lớn tuổi. Độ tuổi tái tuyển dụng trước đây của Toyota là 65 tuổi nhưng sẽ tăng lên 70 tuổi bắt đầu từ tháng này. Việc tận dụng nguồn nhân lực lao động cao tuổi không chỉ lấp đầy khoảng trống thị trường lao động mà còn có lợi ích về mặt đào tạo, bởi NLĐ cao tuổi có kiến thức và kỹ năng chuyên môn dày dặn, có thể tham gia đào tạo người trẻ trong quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, Sách trắng Kinh tế và tài chính năm 2024 đề cập đến việc tăng tuổi nghỉ hưu. Từ năm 2014 đến 2019, chỉ số tiêu dùng của hộ gia đình Nhật Bản dưới 59 tuổi giảm, trong khi chỉ số tiêu dùng của hộ trên 60 tuổi không thay đổi do thu nhập của người cao tuổi tăng lên. Tuy nhiên, NLĐ cao tuổi cũng phải đối mặt với một số bất lợi khiến họ chưa thể đạt được thu nhập cao như: Hệ thống lương hưu bị ràng buộc với rào cản thu nhập hàng năm (lương hưu mà người cao tuổi nhận nếu vượt quá một mức nhất định sẽ bị giảm); thu nhập tăng, thì thuế và phí BHXH tăng…
Thông thường, việc tái tuyển dụng NLĐ sau khi nghỉ hưu thường dẫn đến tiền lương giảm mạnh. Song ở Nhật Bản, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, thì khoảng cách tiền lương đang ngày càng được thu hẹp. Một cuộc khảo sát do Văn phòng Nội các Nhật Bản tiến hành vào năm 2024 cho thấy, DN có mức lương tái tuyển dụng về cơ bản giống như trước khi nghỉ hưu chiếm 15% tổng số DN thực hiện tái tuyển dụng, tăng 5,5 điểm phần trăm so với giai đoạn 5 năm trước.
Huân chương Chiến thắng thực sự là một phần thưởng đắt nhất trên thế giới với ước tính hơn 20 triệu USD. “Người vinh dự được trao tặng Huân chương Chiến thắng là các tướng quân và nguyên soái có đóng góp lớn trong việc tạo ra sự thay đổi trên chiến trường, giúp Hồng quân Liên Xô trở nên mạnh mẽ”. Vậy tại sao huân chương này lại đặc biệt cần thiết với quân đội vào thời điểm đó?
Quyết định tạo ra Huân chương Chiến thắng bắt đầu từ chiến thắng đầu tiên của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đó là trận Stalingard, diễn ra từ tháng 7-1942 đến tháng 2-1943.
Năm 1942 là giai đoạn vô cùng khó khăn với Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc. Hồng quân đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công của Đức quốc xã ở miền Nam nước Nga. Để thiết lập kỷ cương trong hàng ngũ, Joseph Stalin đã ban hành Sắc lệnh số 227 ngày 28-7-1942 với khẩu hiệu “Không lùi một bước!” và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của Liên Xô. Sắc lệnh yêu cầu thành lập các tiểu đoàn kỷ luật thép và phái lực lượng này đến những khu vực nguy hiểm nhất của chiến trường. Binh lính trong biên chế các tiểu đoàn này đều là những người trước đây cố gắng đào ngũ nhưng bất thành.
Tuy nhiên, Stalin biết rõ rằng, để trấn an tinh thần của binh lính, răn đe không phải là biện pháp duy nhất. Đối với các sĩ quan đầy tham vọng, cần có đòn bẩy tích cực để họ chứng minh năng lực của mình. Vì vậy, vào năm 1942-1943, Staline khởi xướng ra một loạt huân chương để tặng cho các chỉ huy quân sự. Huân chương mang tên những bộ não quân sự vĩ đại của Nga, như: Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov, hay các Đô đốc Feodor Ushakov và Pavel Nakhimov.
Huân chương Chiến thắng được xem là niềm tự hào nhất vào thời điểm đó. Tháng 7-1943, trong khi trận chiến Kursk đang diễn ra khốc liệt thì những bản phác thảo đầu tiên của Huân chương Chiến thắng đã ra đời và được gửi đến Stalin.
Tuy nhiên, Stalin không thích các bản phác thảo này. Do đó, tháng 10-1943, Stalin đã yêu cầu đưa hình ảnh Tháp Spasskaya (Tháp đồng hồ) ở Điện Kremlin lên tấm huân chương. Ngày 5-11-1943, Stalin phê duyệt bản thiết kế cuối cùng. Ông thích mẫu thử nghiệm này đến nỗi giữ khư khư nó bên mình. Ba ngày sau, huân chương chính thức ra mắt và bắt đầu được sản xuất.
Người thiết kế Huân chương Chiến thắng là họa sĩ Alexandre Kouznetsov (1894-1975), người từng được trao tặng “Huân chương chiến tranh yêu nước”. Theo nhà thiết kế, huân chương được làm bằng kim cương và hồng ngọc và do các chuyên gia của Nhà máy Trang sức và Đồng hồ Moscow sẽ trực tiếp thực hiện.
Ban đầu, nhà máy nhận được đơn đặt hàng 30 chiếc. Mỗi huân chương cần 180 viên kim cương, 50 viên hồng ngọc và 300 gram bạch kim. Tổng cộng, nhà máy cần tới 5.400 viên kim cương, 1.500 viên hồng ngọc và 9 kg bạch kim. Tuy nhiên, sau đó, các nhà chế tạo quyết định thay hồng ngọc tự nhiên bằng hồng ngọc nhân tạo, bởi lẽ màu sắc của những viên hồng ngọc tự nhiên khiến tấm huân chương chưa đạt đến độ thẩm mỹ cao.
Huân chương được làm thủ công và có tổng cộng 22 Huân chương Chiến thắng được làm, trong đó 3 chiếc chưa từng sử dụng. Mỗi Huân chương Chiến thắng đều được làm bằng bạch kim, trên đó chữ "Chiến thắng" được đúc bằng vàng. Mỗi huân chương được gắn 174 viên kim cương (tổng 16 carat) và 5 viên hồng ngọc nhân tạo (tổng 25 carat). Các chi tiết như tháp đồng hồ, lăng mộ, nhánh gỗ sồi và nguyệt quế được làm bằng bạch kim dát vàng. Những chi tiết cố định như ốc vít và đai ốc được làm bằng bạc. Tổng cộng, một huân chương có trọng lượng khoảng 78 gram. Điểm độc đáo nhất của chiếc huân chương “có một không hai” này là chúng không có số serie. Cho dù một số huân chương khác được sản xuất số lượng ít hơn nhưng chúng không thể cạnh tranh với Huân chương Chiến thắng về mặt giá trị.
Những huân chương này giờ ở đâu?
Huân chương Chiến thắng lần đầu tiên được trao vào ngày 10-4-1944, cho 3 người, gồm: Nguyên soái Georgi Zhukov (1896-1974), Alexander Vasilevsky (1895-1977) và Tổng tư lệnh Joseph Stalin. Cả ba đều được vinh danh với công lao giúp giải phóng bờ hữu sông Dnieper ở Ukraine. Năm 1945, ba chỉ huy này lần thứ hai nhận được huân chương này.
Tổng cộng, có 20 Huân chương Chiến thắng đã được trao cho 17 người, trong đó có 3 người được nhận 2 lần. Ngoài ra, có 1 người được truy tặng huân chương. Đó là Tướng Ivan Tcherniakhovski (1907-1945). Nhẽ ra, Tướng Ivan Tcherniakhovski sẽ nhận huân chương vào ngày 23-2-1945, nhưng ông đã hy sinh ngày vào 18-2 cùng năm, do đó ông không được "phong tước hiệp sĩ".
Đáng chú ý, Huân chương Chiến thắng từng được trao cho 5 người nước ngoài. Nguyên soái người Anh Bernard Montgomery và Tướng Mỹ Dwight Eisenhower nhận huân chương này vào ngày 5-6-1945 "vì những thành công phi thường của họ khi chỉ huy chiến dịch quân sự quy mô lớn, góp phần làm nên chiến thắng của đồng minh trước phát xít Đức. Ngoài ra, Huân chương Chiến thắng còn được trao cho Nhà vua Michael I của Rumania, Nguyên soái người Ba Lan Michał Rola-ymierski và Nguyên soái Nam Tư Josip Broz Tito.
Người cuối cùng được trao tặng Huân chương Chiến thắng là Nhà vua Michael I của Rumania, người đã mất năm 2017. Khi đó, dư luận đồn rằng, tấm huân chương này được Nhà vua cất giữ tại Versoix, một thị trấn nhỏ ở Genève, Thụy Sĩ. Nhưng cũng thông tin khác cho rằng, vào những năm 80 của thế kỷ XIX, Nhà vua đã bán huân chương quý báu này với giá 4 triệu USD.
Hiện nay, các bảo tàng của Điện Kremlin ở thủ đô Moscow là nơi lưu giữ nhiều Huân chương Chiến thắng nhất, với 8 tấm huân chương. Một trong số đó từng thuộc về Nguyên soái Semion Tymoshenko (1895-1970). Ngoài ra, Bảo tàng Quỹ Kim loại và Đá quý quốc gia Liên bang Nga (Gokhran) còn lưu giữ 1 huân chương chưa từng được trao cho ai. Trong khi đó, Bảo tàng Nhà nước Hermecca ở Saint Petersburg đang lưu giữ 1 Huân chương Chiến thắng không có chủ. Thêm vào đó, Huân chương Chiến thắng trao cho Nguyên soái người Ba Lan Michał Rola-ymierski đang bị thất lạc và không ai biết số phận của nó đang ở đâu.
Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng và ý nghĩa đối với T&T Group, ghi dấu hành trình 30 năm đồng hành phát triển cùng Việt Nam thịnh vượng của Tập đoàn.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải ghi nhận, biểu dương những cố gắng, nỗ lực của tập thể T&T Group.
Đồng thời đánh giá cao định hướng và chiến lược kinh doanh của T&T Group trong giai đoạn hiện nay, luôn bám sát các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; nhạy bén và nắm bắt tốt các cơ hội, xu thế vận động của nền kinh tế thế giới.
“T&T Group sẽ nắm bắt cơ hội, phát huy những tiềm lực hiện có cùng bản lĩnh, kinh nghiệm của một doanh nghiệp có bề dày lịch sử để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực tạo động lực thúc đẩy cho nền kinh tế” - Phó Chủ tịch Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Nhà sáng lập, Chủ tịch Uỷ ban Chiến lược T&T Group Đỗ Quang Hiển cho biết, để đạt được những thành tích đáng tự hào trong 30 năm qua, T&T Group đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; các cơ quan Trung ương, TP Hà Nội và các địa phương; sự hợp tác đồng hành của các đối tác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước; sự đóng góp tích cực và hiệu quả của cả tập thể.
“T&T Group sẽ tiếp thu những định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội trong suốt hành trình phát triển của Tập đoàn” – ông Đỗ Quang Hiển cho hay.
Năm 1993, Công ty TNHH T&T ra đời là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là nhập khẩu và phân phối các sản phẩm điện máy của Tập đoàn Matsushita với các thương hiệu lớn như Panasonic, National và Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industry.
Thực hiện chiến lược phát triển, T&T Group đã mạnh dạn mở rộng đầu tư khi tham gia lĩnh vực tài chính vào năm 2005 với việc tham gia góp vốn và trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng SHB (tiền thân là Ngân hàng nông thôn Nhơn Ái).
Đến nay, SHB đã xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh với vốn điều lệ đạt 36.194 tỷ đồng – tăng gấp hơn 90.000 lần so với khi thành lập; tổng tài sản đạt gần 596.000 tỷ đồng; gần 11.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại trong và ngoài nước; phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, T&T Group đã tham gia cổ phần hóa và tái cấu trúc các tổng công ty, công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả, từng một thời là niềm tự hào của quốc gia, với mục tiêu khôi phục lại thương hiệu, nâng cao giá trị của các doanh nghiệp này.
Đến nay, vốn điều lệ của Tập đoàn hiện đạt 22.000 tỷ đồng, hệ thống trên 200 đơn vị thành viên, 80.000 cán bộ nhân viên hoạt động ở trong nước và nước ngoài, hàng trăm ngàn cổ đông và hàng triệu khách hàng.
Ngoài ra, T&T Group đã thực hiện trách nhiệm xã hội hàng chục tỷ đổng nhằm sẻ chia với cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội.
The server name is not supported.
Các buổi học hát cùng với giáo viên nước ngoài sẽ giúp học viên thoải mái hơn, có thêm những kiến thức mới làm động lực để học viên cố gắng học những bài sau đó
T&T Group là một trong số ít tập đoàn kinh tế tư nhân vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3, ghi dấu hành trình 30 năm đồng hành phát triển cùng Việt Nam thịnh vượng.
T&T Group vừa đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1993-2023) vào ngày 30/11.
Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng và ý nghĩa đối với T&T Group, ghi dấu hành trình 30 năm đồng hành phát triển cùng Việt Nam thịnh vượng của tập đoàn; là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước khi là một trong số rất ít tập đoàn kinh tế tư nhân vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3.
Tại buổi lễ, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 cho T&T Group.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ghi nhận, biểu dương những cố gắng, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên (CBNV) T&T Group. Đồng thời, ông Hải cũng đánh giá cao định hướng và chiến lược kinh doanh của T&T Group trong giai đoạn hiện nay, luôn bám sát các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; nhạy bén và nắm bắt tốt các cơ hội, xu thế vận động của nền kinh tế thế giới.
Ông Hà Minh Hải cũng nhấn mạnh và đề nghị: “T&T Group sẽ nắm bắt cơ hội, phát huy những tiềm lực hiện có cùng bản lĩnh, kinh nghiệm của một doanh nghiệp có bề dày lịch sử để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực tạo động lực thúc đẩy cho nền kinh tế”.
Thay mặt lãnh đạo tập đoàn, ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Uỷ ban Chiến lược T&T Group cho biết, để đạt được những thành tích đáng tự hào trong 30 năm qua, T&T Group đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; các cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội và các địa phương; sự hợp tác đồng hành của các đối tác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước; đặc biệt là sự đóng góp tích cực và hiệu quả với tâm huyết, sức lực, trí tuệ của toàn thể CBNV.
T&T Group sẽ tiếp thu những định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội trong suốt hành trình phát triển của tập đoàn.
T&T Group: Từ đơn vị phân phối đến tập đoàn đa ngành
Năm 1993, Công ty TNHH T&T ra đời, là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam được thành lập tại thời điểm đó với lĩnh vực kinh doanh chính là nhập khẩu và phân phối các sản phẩm điện máy của Tập đoàn Matsushita với các thương hiệu lớn như Panasonic, National và Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industry.
Tạo lập uy tín và có hướng đi đúng khi đáp ứng nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng về các sản phẩm điện máy Nhật Bản với công nghệ tiên tiến và giá cả hợp lý. Chỉ chưa đầy 2 năm sau khi thành lập, T&T đã xác lập vị thế dẫn đầu toàn miền Bắc trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Bên cạnh việc phổ cập công nghệ mới, T&T cũng đào tạo đội ngũ kỹ sư tiếp cận kỹ thuật hiện đại, và đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước khi nộp thuế với giá trị rất lớn.
Cuối những năm 1990, đất nước chuyển mình, thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp xe máy, T&T đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, chuyển hướng sang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất động cơ, phụ tùng, lắp ráp xe máy có quy mô lớn nhất Việt Nam tại Hưng Yên, tỷ lệ nội địa hóa lên tới 80%.
Giai đoạn đó, trung bình một năm, T&T Group tung ra thị trường khoảng 70.000 xe gắn máy, trong đó 80% tiêu thụ trong nước và 20% xuất khẩu sang thị trường châu Phi và Nam Mỹ, tạo được thương hiệu, uy tín của xe máy Việt Nam.
Ngoài vai trò nòng cốt trong việc phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam, giá trị đặc biệt mà T&T mang lại thời điểm đó là cung cấp những sản phẩm xe máy chất lượng với giá hợp lý, rẻ hơn rất nhiều so với giá xe máy của các doanh nghiệp FDI cung cấp ra thị trường. Chính vì thế, xe máy của T&T được đông đảo người tiêu dùng ở cả đô thị và nông thôn lựa chọn làm phương tiện đi lại, sinh hoạt, mưu sinh…
Thực hiện chiến lược phát triển của tập đoàn, T&T đã mạnh dạn mở rộng đầu tư khi tham gia lĩnh vực tài chính vào năm 2005 với việc tham gia góp vốn và trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng SHB (tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái). Với chiến lược phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, SHB đã tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh.
Đến nay, SHB đã xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh với vốn điều lệ đạt 36.194 tỷ đồng – tăng gấp hơn 90.000 lần so với khi thành lập; tổng tài sản đạt gần 596.000 tỷ đồng; gần 11.000 CBNV đang làm việc trong và ngoài nước; phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.
T&T Group cũng đã tham gia cùng các tập đoàn lớn của nhà nước như Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam đầu tư sáng lập và trở thành cổ đông lớn của một số định chế tài chính khác như Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH), Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)…
Tiếp đó, vào năm 2007, nhằm nâng cao năng lực quản trị, T&T chính thức chuyển đổi hoạt động sang mô hình tập đoàn và từng bước mở rộng lĩnh vực đầu tư kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới như: bất động sản; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, thương mại tiêu dùng, năng lượng, môi trường, phát triển hạ tầng giao thông và logistics, y tế và thể thao… T&T Group cũng mở rộng đầu tư ra nước ngoài với việc thành lập các đơn vị thành viên tại thị trường Mỹ, Đức, Nga, và Australia.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, T&T Group đã tham gia cổ phần hóa và tái cấu trúc các tổng công ty, công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả, từng một thời là niềm tự hào của quốc gia, với mục tiêu khôi phục lại thương hiệu, nâng cao giá trị của các doanh nghiệp này.
Đến nay, khi vươn mình trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam, T&T Group vẫn kiên định con đường gắn lợi ích của doanh nghiệp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, sự giàu mạnh của đất nước. Vốn điều lệ của tập đoàn hiện đạt 22.000 tỷ đồng, hệ thống trên 200 đơn vị thành viên, 80.000 CBNV hoạt động ở trong nước và nước ngoài, hàng trăm ngàn cổ đông và hàng triệu khách hàng.
Với mục tiêu phát triển các dự án mang tầm vóc và kiến tạo giá trị bền vững, T&T Group đã hợp tác với các đối tác hàng đầu trên thế giới để đầu tư kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của mình như: năng lượng sạch, bất động sản xanh, hạ tầng giao thông và logistics, bảo hiểm, tài chính đầu tư, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục… Các mối quan hệ hợp tác này đã đạt kết quả, giúp nhiều dự án quy mô lớn của T&T Group và đối tác đi vào thực tế, đang phát huy hiệu quả góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Với uy tín được tạo lập trong phát triển xanh, phát triển bền vững, T&T Group đã được Standard Chartered – Định chế tài chính quốc tế hàng đầu thế giới cam kết thu xếp khoản tài chính lên tới 6 tỷ USD tài trợ cho các dự án xanh của T&T Group triển khai tại Việt Nam…
Chiến lược tăng cường hợp tác quốc tế của T&T Group là nhằm tranh thủ được nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn hàng đầu trên thế giới.
Hành trình 30 năm phát triển của T&T Group ngoài hoạt động đầu tư kinh doanh còn luôn gắn với hoạt động trách nhiệm xã hội, đền ơn đáp nghĩa, tri ân tiền nhân…
Trong đó, T&T Group vinh dự và tự hào được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An giao trọng trách khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch, thiết kế và xây dựng Quy hoạch bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nam Đàn, Nghệ An.
Mới đây nhất, ngày 28/11, UBND tỉnh Nghệ An và T&T Group đã tổ chức khởi công dự án Khu du lịch văn hóa và Dự án thác 9 tầng ở khu mộ Bà Hoàng Thị Loan tại Nam Đàn, Nghệ An, sự kiện quan trọng nhằm triển khai Quy hoạch bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, với uy tín của mình, T&T Group được tỉnh Quảng Trị giao nhiệm vụ khảo sát, lập quy hoạch, triển khai xây dựng sân bay Quảng Trị với mong muốn tạo ra động lực phát triển cho địa phương này trong tương lai.
Cũng tại đây, Tập đoàn T&T Group đã vinh dự được tài trợ xây dựng hệ thống các công trình điện chiếu sáng và âm thanh tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
Chia sẻ trách nhiệm xã hội, mỗi năm T&T Group đã dành hàng trăm tỷ đồng để ủng hộ, giúp vơi bớt khó khăn cho người nghèo, đồng bào gặp thiên tai; hỗ trợ kinh phí lớn để xây dựng hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho người nghèo, người có công với cách mạng; xây dựng trường học, trao học bổng cho các em học sinh nghèo để gieo mầm, thắp sáng ước mơ cho thế hệ mai sau;…
Điển hình nhất, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, T&T Group, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đã ủng hộ cho công tác phòng chống dịch lên tới hơn 1.500 tỷ đồng.
T&T Group cũng được biết đến là “lá cờ đầu” trong công tác xã hội hóa và phát triển thể thao. CLB Bóng đá Hà Nội của T&T Group luôn đóng góp cho các đội tuyển quốc gia Việt Nam nhiều cầu thủ trụ cột, góp phần gặt hái vinh quang cho bóng đá nước nhà. Ngoài ra, tập đoàn cũng đã tài trợ, hỗ trợ thúc đẩy phong trào thể thao cho nhiều địa phương như Thái Nguyên, Cần Thơ, Bắc Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng...
T&T Group còn dành tâm huyết đầu tư cho bóng bàn với mong muốn môn thể thao này của Việt Nam vươn tầm châu lục. Mai Ngọc và Anh Hoàng, 2 vận động viên của CLB bóng bàn Hà Nội T&T đã mang vinh quang về cho tổ quốc, “giải cơn khát vàng” sau 26 năm cho bóng bàn Việt Nam ở nội dung đôi nam nữ khi giành được tấm Huy chương Vàng tại SEA Games 32.
Hành trình 30 năm với nhiều giải thưởng danh giá
Ghi nhận những đóng góp, thành tích mà T&T Group đạt được trong hành trình 30 năm qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương đã trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý cho T&T Group.
Tập đoàn đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, và 3 lần được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Cá nhân Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược tập đoàn, ông Đỗ Quang Hiển đã vinh dự là một trong số ít doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế tư nhân được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba.
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển cũng đóng góp vào sự phát triển chung khi tham gia nhiều tổ chức của nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp như Ủy ban MTTQ Việt Nam, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội… Ông đã được vinh danh “Công dân ưu tú Thủ đô” năm 2018, nhận Giải thưởng Bạch Thái Bưởi – Doanh nhân Việt Nam thế kỷ XXI, vinh danh Doanh nhân châu Á năm 2017.
Chặng đường 30 năm phát triển đầy tự hào vừa qua đã đặt nền móng vững chắc giúp T&T Group trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam.
Với giá trị văn hóa cốt lõi được đúc kết với 6 chữ “TÂM THANH – THÀNH TỰU – THIỆN TOÀN”, chiến lược phát triển của T&T Group trong 30 năm tới là tiếp tục nỗ lực không ngừng với tinh thần tự tôn dân tộc, cống hiến và khát vọng dẫn đầu, giữ vững vị thế và vươn ra khu vực, kiến tạo thương hiệu quốc gia trên bản đồ quốc tế vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Sáng 27-9 tại Hà Nội, Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao, Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) tổ chức kỷ niệm 45 năm Ngày truyền thống (27-9-1976 / 27-9-201) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của tất cả các đầu mối trực thuộc đơn vị.
Trong diễn văn khai mạc, Đại tá Trần Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Trung tâm đã nhắc lại lịch sử, truyền thống những ngày đầu mới xây dựng của đơn vị. Và khẳng định, trải qua 45 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, mặc dù gặp nhiều khó khăn, đơn vị đã nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trung tâm KTTT CNC đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Nối tiếp truyền thống vẻ vang mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, suốt những năm qua, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã in đậm dấu ấn của mình trong phát triển hệ thống, khắc phục và xử lý sự cố, sửa chữa trang bị, bảo đảm kỹ thuật, giữ vững sự ổn định, vững chắc cho hệ thống TTLL quân sự với những thành tích đầy tự hào, như: Trực tiếp nhận, sửa chữa, nghiệm thu, bàn giao hàng chục nghìn lượt trang bị, vật tư kỹ thuật, sản phẩm; hoàn thành lắp mới, bổ sung các trang thiết bị thông tin trên 46 tàu Hải quân, tàu Kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển và tàu Biên phòng; đã có 51 đề tài, nhiệm vụ và công trình nghiên cứu được thực hiện trong đó 1 đề tài cấp Nhà nước được triển khai, 2 đề tài cấp Bộ Quốc phòng nghiệm thu đạt xuất sắc; 45 giải cao cấp toàn quân trong tham gia Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo hàng năm; 2 đề tài đạt giải nhì, khuyến khích tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc Vifotec; 6 sản phẩm được được Bộ Quốc phòng phê duyệt tính năng kỹ chiến thuật, tài liệu thiết kế dấu A; 3 sản thiết kế dấu B cho; 4 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận thiết kế sản phẩm Quốc phòng; 9 loại sản phẩm được sản xuất trang bị loạt “0”…
Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm nghiên cứu khoa học tại điểm cầu hội trường Trung tâm.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thiếu tướng Trần Minh Tâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng TTLL đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất tặng tập thể trung tâm. Thay mặt Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ tư lệnh Binh chủng, Thiếu tướng Trần Minh Tâm ghi nhận, biểu dương và mong rằng, trong thời gian tới trung tâm tiếp tục phát huy những thành tích, chiến công đã đạt được để quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Nhất là việc phấn đấu đến năm 2025, trung tâm là một trong những cơ sở kỹ thuật thông tin quân sự đầu ngành của quân đội, đạt danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ đổi mới, xứng đáng là đơn vị nòng cốt xây dựng Binh chủng TTLL tiến thẳng lên hiện đại.
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/trung-tam-ky-thuat-thong-tin-cong-nghe-cao-don-nhan-huan-chuong-bao-ve-to-quoc-hang-nhat-672402
Tổng số người lao động thất nghiệp là 19,1 triệu, tăng 290.000 người so với năm 2019. Số lao động nghỉ việc tạm thời năm 2020 cũng ghi nhận mức kỷ lục từ năm 1968 là 2,56 triệu người, tăng 800.000 người.
Tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn của Nhật Bản đã duy trì mức cao trong nhiều tháng gần đây, trong đó, tỷ lệ này trong tháng 12/2020 là 2,9%. Theo đó, trong tháng 12/2020, tổng số lao động thất nghiệp của Nhật Bản là 2,04 triệu người, tăng 60.000 người so với tháng trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới là 3,1%, giảm 0,1 điểm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới là 2,7%, tăng 0,3 điểm.
Tính đến tháng 12/2020, tổng số lao động của Nhật Bản là 66,95 triệu, giảm 60.000 người so với năm trước đó. Một quan chức Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết, tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn của Nhật Bản trong tháng 12/2020 ổn định so với tháng trước. Tuy nhiên, thị trường lao động của nước này vẫn diễn biến tiêu cực khi số lượng lao động giảm và tỷ lệ tuyển dụng không cải thiện.
Trong ngày 29/1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng cho biết nhu cầu tuyển dụng của nước này trong năm 2020 đã giảm mạnh do tác động của dịch COVID-19. Theo đó, tỷ lệ tuyển dụng trung bình năm 2020 của Nhật Bản là 1,18, giảm 0,42 điểm so với năm 2019. Mức giảm này đã vượt qua thời điểm khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2009 và đứng thứ ba trong lịch sử sau thời điểm cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1974 và 1950.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vốn ODA của chính phủ Nhật Bản, cung cấp nhiều chương trình hợp tác đa dạng, trong đó có hợp tác tài chính và đầu tư, hợp tác kỹ thuật cũng như các hình thức hỗ trợ khác như viện trợ khẩn cấp và phái cử tình nguyện viên.
Trong thông điệp nhân dịp kỷ niệm 70 năm hoạt động của chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản trên toàn cầu, ông Tanaka Akihiko, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết: Ngày 6/10/2024 là cột mốc quan trọng đối với Nhật Bản, đánh dấu 70 năm kể từ khi nước này bắt đầu chương trình ODA vào năm 1954. Những nỗ lực hợp tác quốc tế của Nhật Bản được khởi động với mục đích xây dựng lại niềm tin trong cộng đồng quốc tế, song song với nghĩa vụ bồi thường sau chiến tranh cho các quốc gia châu Á. Bắt đầu từ việc cung cấp chương trình đào tạo kỹ thuật cho các nước châu Á và sau đó là mở rộng các chương trình hợp tác, Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác phát triển song phương hàng đầu trên thế giới.
Phối hợp với sáng kiến trong nước của các quốc gia tiếp nhận, các chương trình hợp tác của JICA như phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của những quốc gia này. Tại Việt Nam, JICA đã hỗ trợ phát triển Cảng hàng không quốc tế Nội - cửa ngõ của đất nước, cùng cầu Nhật Tân và tuyến đường nối hai công trình này, giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác là nguyên tắc cơ bản của JICA, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn. Ông Tanaka Akihiko cho rằng giá trị cốt lõi của quan hệ tương tác giữa con người với con người, kết hợp thế mạnh của các bên thông qua đối thoại thay vì chuyển giao công nghệ và kiến thức một chiều. Cách tiếp cận này cho phép cung cấp các giải pháp phù hợp với bối cảnh địa phương và bồi dưỡng được nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của quốc gia sở tại, đồng thời làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, từ đó củng cố quan hệ song phương giữa các nước đối tác của JICA và Nhật Bản.
Trước nỗ lực to lớn của cộng đồng quốc tế, nhiều thách thức toàn cầu vẫn chưa được giải quyết. Không chỉ vậy, những vấn đề như biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang, đại dịch, thiên tai, khủng hoảng kinh tế và các mối đe dọa khác đang ngày càng phức tạp và liên quan mật thiết với nhau hơn, dẫn đến các cuộc khủng hoảng kép. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng chỉ có 17% các mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) đang triển khai đúng tiến độ, trong khi chỉ còn 6 năm nữa là tới năm mục tiêu 2030.
Nhằm ứng phó với bối cảnh toàn cầu đang thay đổi, tháng 6 năm 2023, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi Điều lệ Hợp tác Phát triển làm cơ sở để tiến hành các hoạt động hợp tác phát triển theo cách hiệu quả và có chiến lược hơn. Theo bản điều lệ sửa đổi, an ninh con người được coi là nguyên tắc chủ đạo, là nền tảng trong mọi hoạt động hợp tác phát triển của Nhật Bản.
Bên cạnh nguyên tắc trên, trong vai trò cơ quan hợp tác phát triển của Nhật Bản, JICA còn Kết nối thế giới bằng lòng tin cam kết đảm bảo an ninh con người thông qua các nỗ lực giảm nghèo dựa trên tăng trưởng chất lượng. Để đạt được những mục tiêu trên, JICA đang điều chỉnh chương trình hợp tác của mình để thu hút các bên tham gia đa dạng và hỗ trợ hoạt động hợp tác trong các nỗ lực phát triển. Nhiều vấn đề lớn về phát triển vẫn chưa được giải quyết, trong đó một số không nhỏ còn chưa có giải pháp rõ ràng.
Ngoài ra, vai trò dẫn dắt các quá trình chuyển đổi toàn cầu không phải là trách nhiệm riêng của các nước phát triển, một trong những chìa khóa quan trọng để đẩy nhanh nỗ lực giải quyết các vấn đề phát triển là sử dụng ODA làm chất xúc tác cho quan hệ hợp tác, từ đó phát huy, tận dụng được trí tuệ và công nghệ của những lĩnh vực đa dạng này.
Ông Tanaka Akihiko cho biết "tầm nhìn của JICA là “Kết nối thế giới bằng lòng tin”, hoạt động hợp tác phát triển đã và đang tập trung vào an ninh con người, quan hệ đối tác bình đẳng và năng lực tự chủ của các nước đang phát triển. JICA cam kết tiếp tục hợp tác với các nước đang phát triển cũng như đối tác phát triển có cùng chí hướng. Trong thế giới đầy biến động hiện nay, cần duy trì các giá trị mà mỗi bên coi là thiết yếu, đồng thời cùng nhau xây dựng phương hướng mới để ứng phó với các thách thức mới dựa trên sự tin cậy mà Nhật Bản đã không ngừng xây dựng trong những năm qua", Chủ tịch JICA khẳng định./.
Một chương trình Du học Canada nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thích của các ứng viên có mong muốn đến đất nước Canada để Du học, chương trình sẽ giúp quá trình làm thủ tục xin Visa trở nên nhẹ nhàng hơn và nó có tên là chương trình CES của Canada. ALT sẽ chia sẻ rõ hơn với bạn về chương trình du học CES này nhé!