Giáo dục học là ngành học tổng thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo giáo viên. Tuy vậy không nhiều bạn biết tới ngành học này và thực tế hiện nay chỉ có 4 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục học.
Giáo dục học là ngành học tổng thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo giáo viên. Tuy vậy không nhiều bạn biết tới ngành học này và thực tế hiện nay chỉ có 4 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục học.
Trước khi tìm hiểu Tâm lý học giáo dục ra làm gì, chúng ta cần biết tổng quan ngành này là gì. Trước tiên để hiểu về ngành Tâm lý học giáo dục, bạn cần biết Tâm lý học là gì.
Tâm lý học là ngành học nghiên cứu tất cả những gì liên quan đến tinh thần và hành vi của con người. Điều đó bao gồm những tác động và điều kiện được hình thành nên cảm xúc. Nó dựa trên nhiều cơ sở khoa học nhằm nghiên cứu sự tác động giữa tâm lý và hành vi. Vì là ngành nghiên cứu về con người nên ngành có rất nhiều chuyên ngành học khác nhau.
Ngành Tâm lý học giáo dục chuyên nghiên cứu về mặt tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục. Từ đó đưa ra những giải pháp giáo dục cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó, ngành ưu tiên nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho các đối tượng khuyết tật về mặt thể chất hoặc tinh thần. Đây là một ngành học có vai trò quan trọng trong xã hội. Nó giúp xã hội tìm ra những phương thức giáo dục tốt nhất con người. Một khi đất nước đã có nền giáo dục tốt sẽ trở thành một đất nước phát triển và văn minh.
Ngành Tâm lý học giáo dục chuyên nghiên cứu về mặt tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục.
Ngoài những công việc chính nghiên cứu về giáo dục, bạn cũng có thể ứng tuyển được vào các vị trí khác:
Đây là trường dành cho trẻ em đặc biệt, bị khuyết tật về mặt tinh thần hoặc thể chất. Ở đây, bạn có thể trở thành giáo viên giảng dạy trực tiếp, hoặc bạn sẽ là nhà tư vấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên.
Như đã nói ở trên, ngành Tâm lý học giáo dục có nhiều nghề để lựa chọn. Vì vậy, cơ hội việc làm của bạn cũng không bị giới hạn. Ngoài làm những nghề liên quan đến giáo dục, bạn có thể làm những nghề liên quan đến tâm lý. Điều này mở rộng được phạm vi nghề nghiệp cho bạn. Hầu như mỗi một tổ chức, trường học hoặc doanh nghiệp đều có những bộ phận tư vấn tâm lý. Vì vậy, khi bạn có tấm bằng cử nhân Tâm lý học giáo dục, bạn sẽ dễ dàng xin được việc hơn. Cơ hội sẽ rộng mở hơn cho những bạn giỏi ngoại ngữ để ứng tuyển tại các công ty ở nước ngoài.
Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như chuyên gia tư vấn giáo dục học đường
Sau đây là một số tố chất cần có của nhà Tâm lý giáo dục:
Bạn cần có sự tò mò về tâm lý của con người. Bên cạnh đó, bạn có sự đam mê với việc tìm hiểu, khám phá và giải quyết những vấn đề liên quan đến quá trình học tập. Đây sẽ là động lực lớn để bạn theo đuổi ngành học này.
Việc giao tiếp hiệu quả với học sinh, giáo viên, phụ huynh cùng đồng nghiệp rất quan trọng trong ngành này. Bạn cần có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu.
Bạn cần có khả năng quan sát tỉ mỉ các hành vi, biểu hiện của học sinh để tìm nguyên nhân vấn đề và đưa ra các giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có khả năng phân tích các dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp.
Làm việc trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi bạn cần sự kiên nhẫn lớn. Bạn cần kiên trì giúp đỡ học sinh vượt qua tình trạng khó khăn. Đồng thời, bạn cần có sự đồng cảm sâu sắc nhằm thấu hiểu những cảm xúc của họ.
Môi trường giáo dục luôn thay đổi. Vì vậy, bạn cần có khả năng thích ứng với những tình huống mới hoặc những phương pháp dạy học mới.
Bạn sẽ thường xuyên làm việc nhóm với các giáo viên và các nhà tâm lý khác để giải quyết các vấn đề của học sinh.
Bạn cần có khả năng tư duy logic, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp. Vì vậy khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề là rất quan trọng.
Bạn cần khả năng sáng tạo để đưa ra những phương pháp dạy học mới, và những hoạt động để hỗ trợ học sinh hiệu quả.
Công việc của một nhà tâm lý giáo dục thường rất bận rộn. Vì vậy bạn cần biết cách quản lý thời gian hiệu quả.
Một nhà tâm lý học giáo dục cần có khả năng tổ chức các hoạt động, các buổi tư vấn hoặc các cuộc họp tốt.
Bạn sẽ phải viết báo cáo, đề án, bài giảng hàng ngày. Vì vậy kỹ năng viết lách tốt là điều cần thiết.
Việc sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ công việc sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Để rèn luyện những tố chất này, bạn có thể:
Tố chất cần có của một nhà Tâm lý giáo dục
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi Tâm lý học giáo dục ra làm gì. Bạn nên thực tập quan sát và nghiên cứu nhiều hơn trong môi trường học đường. Qua đó, bạn sẽ trở thành nhà Tâm lý giáo dục tài giỏi. Ngoài ra, VinUni có chương trình đào tạo Cử nhân Tâm lý học để bạn có thể tham khảo qua. Trường chú trọng vào chất lượng đào tạo trong giáo trình và thực hành thực tiễn. Bên cạnh đó, bạn sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm để có thể thành công hơn trong ngành này.
Cùng tìm đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Điều dưỡng là một ngành trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế. Đây là ngành “dịch vụ” thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngành Điều dưỡng đã và đang phát triển trở thành một ngành học đa khoa, có nhiều chuyên khoa sau đại học, như: Điều dưỡng nhi khoa, Điều dưỡng sản, Điều dưỡng lão khoa… song hành phát triển cùng với ngành Y, Dược, Y tế công cộng.
Cùng với Y, Dược, Điều dưỡng là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.
Sinh viên ngành Điều dưỡng học gì?
Theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành thì ngành Điều dưỡng trình độ đại học sẽ học trong 4 năm (8 học kỳ).
Năm thứ 1 và năm thứ 2, sinh viên Điều dưỡng sẽ được học các môn khoa học cơ bản xen lẫn với các môn y học cơ sở, như: Ngoại ngữ, Triết học, Tin học, Vật lý – Lý sinh, Sinh học di truyền, Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Sinh lý bệnh, Mô học, Điều dưỡng cơ bản .....và học thực hành 55 kỹ năng Điều dưỡng cơ bản tại phòng Skillslab theo nhóm nhỏ trên các mô hình.
Năm thứ 3, các bạn sinh viên sẽ được học lý thuyết và thực hành tại Skillslab trong trường và đi thực tập tại các bệnh viện tuyến Trung ương về các kỹ năng Điều dưỡng Nội khoa, điều dưỡng Ngoại khoa, điều dưỡng Nhi khoa, điều dưỡng Sản phụ khoa, Hồi sức cấp cứu, Kiểm soát nhiễm khuẩn…
Năm thứ 4: Tiếp tục học và thực tập tại bệnh viện các kỹ năng Điều dưỡng Tâm thần, điều dưỡng Phục hồi chức năng, điều dưỡng Truyền nhiễm, điều dưỡng Cộng đồng, điều dưỡng Lão khoa, điều dưỡng Y học cổ truyền, Quản lý điều dưỡng và Thực tập tốt nghiệp.
Thầy trò khoa Điều dưỡng học thực hành trên hệ thống Skinlab hiện đại.
Học Điều dưỡng ra trường làm gì?
Hiện nay Việt Nam có hơn 140.000 điều dưỡng/hộ sinh, đạt tỷ lệ 11,4 điều dưỡng/10.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình trên thế giới. Để tiến tới mục tiêu 25 điều dưỡng/10.000 dân vào năm 2025, đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc y tế của người dân, Việt Nam cần thêm hơn 320.000 điều dưỡng/hộ sinh.
Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, nhu cầu người già cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày gia tăng nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Số lượng điều dưỡng còn thiếu dẫn tới tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế, không đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc của người bệnh, cho nên nhu cầu tuyển điều dưỡng ở Việt Nam và trên thế giới vô cùng lớn.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân càng tăng cao dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực Điều dưỡng càng lớn.
Phương thức xét tuyển vào ngành Điều dưỡng Đại học Đại Nam:
- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT: điểm trúng tuyển theo ngưỡng đảm bảo chất lượng.
- Phương thức 2: Xét tuyển học bạ: xét 03 môn theo tổ hợp xét tuyển lớp 12, điểm nhận hồ sơ từ 19,5 điểm và Học lực từ Khá trở lên.
- Phương thứ 3: Xét tuyển thẳng (Áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT)
Khoa Điều dưỡng trường Đại học Đại Nam