Hệ Sinh Thái Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Hệ Sinh Thái Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tiềm năng phong phú, trải nghiệm thú vị

Tiềm năng phong phú, trải nghiệm thú vị

Các trường đại học công lập vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa – khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực.

Hiện nay Trường đào tạo 91 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 8 chương trình đào tạo chất lượng cao), 51 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 19 chuyên ngành nghiên cứu sinh.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở trình độ đại học, sau đại học và đào tạo nghề. Trường ĐH Y Dược Cần Thơ là trường tiên phong trong việc thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động chuyển sang cơ chế hoạt động tự chủ theo Nghị quyết số 77 năm 2014 của Chính phủ.

Trường ÐH Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ

Trụ sở tại Cần Thơ. Trường đang đào tạo 15 chuyên ngành trình độ đại học, với quy mô hơn 4.000 sinh viên. Việc thành lập Trường ÐH Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa TP Cần Thơ và ĐBSCL.

Trường Đại học Kiên Giang được thành lập năm 2014  trên cơ sở Phân hiệu của Trường Đại học Nha Trang tại Kiên Giang. Trường đã được Nhà nước đầu tư mạnh về trang thiết bị dạy học, thực hành – thí nghiệm, nhà học, thư viện, ký túc xá, nhà thi đấu đa năng, nhà điều hành trung tâm,… đảm bảo đủ điều kiện dạy – học và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên.

Trường Đại học Đồng Tháp là trường đại học công lập, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Trường ĐHSP Đồng Tháp. Tính đến tháng 2/2023, Trường đang đào tạo 23 nghiên cứu sinh, 808 học viên cao học, 6.481 sinh viên chính quy và 8.000 sinh viên hệ liên thông, vừa làm vừa học tại 33 cơ sở liên kết đào tạo thuộc các tỉnh trong và ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trường Đại học Trà Vinh được hình thành và phát triển từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh, áp dụng cơ chế tự chủ.  Trường vừa là thành viên hiệp hội quốc tế đại học, cao đẳng Canada vừa là thành viên của tổ chức CDIO, top 200 trường đại học xanh, phát triển bền vững, theo UI Greenmetric World University Rankings, Top 100 của WURI Ranking – trường có ảnh hưởng và đóng góp tích cực cho xã hội, cũng như đã tiếp cận kiểm định theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD & ĐT, kiểm định FIBAA, AUN, ABET,…

Trường TUYỂN SINH TRÊN TOÀN QUỐC với 10 ngành đào tạo tiến sĩ, 24 ngành đào tạo thạc sĩ, 52 ngành đào tạo đại học và 01 ngành bậc cao đẳng, tập trung ở các nhóm ngành như: Nông nghiệp – Thủy sản, Kỹ thuật & Công nghệ, Y – Dược, Ngoại ngữ, Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Kinh tế – Luật, Hóa học Ứng dụng, Sư phạm, Quản lí Nhà nước Quản trị Văn phòng, Lý luận Chính trị, Khoa học Cơ bản, Răng Hàm Mặt, Dự bị Đại học.

Trường Đại học Tiền Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang (thành lập 9/1997 trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm  và Trường Trung học sư phạm.

Hiện nay trường đang đào tạo 63 chương trình đào tạo. Trong đó có 15 chương trình đại học (08 chương trình đại học chính quy, 07 chương trình liên thông); 27 chương trình Cao đẳng (19 chương trình chính quy, 08 chuyên ngành liên thông) và  13 chương trình Trung cấp chuyên nghiệp.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Trường đào tạo ra đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học cho các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục trong cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Là trường Đại học duy nhất trên toàn quốc sinh viên ra trường có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3/5;3. Được đào tạo tiếng Nhật và giới thiệu việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp ra trường.

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây là một trường đại học chuyên về nhóm ngành kiến trúc, xây dựng và quy hoạch tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Xây dựng, hiện đóng trụ sở tại tỉnh Vĩnh Long. Hiện trường đào tạo 17 ngành, chuyên ngành.

Trường Đại học An Giang là trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM. Trường là trung tâm đào tạo trình độ đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực, với 63 ngành được cấp phép đào tạo hình thức giáo dục chính quy; trong đó có 05 ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ (ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường được phát triển từ Dự án CONSEA do Tổ chức Erasmus+, Châu Âu tài trợ), 39 ngành trình độ Đại học (03 ngành có đào tạo chương trình chất lượng cao: Khoa học cây trồng, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học) và 20 ngành trình độ Cao đẳng. Bên cạnh đó, Trường còn đào tạo 23 ngành hình thức giáo dục thường xuyên với 21 ngành trình độ Đại học và 2 ngành trình độ Cao đẳng

Các phân hiệu trường đại học ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Phân hiệu Đại học FPT tại Cần Thơ

Đại học FPT Cần Thơ nằm ở Số 600 Đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, nằm trong Khu Tổ hợp phân hiệu Đại học FPT Cần Thơ và Công viên phần mềm FPT Cần Thơ. Đây là tổ hợp giáo dục – công nghệ cao đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dự án xây dựng trên tổng diện tích hơn 17 ha.

Phân hiệu ĐH Kinh tế TPHCM ở Vĩnh Long

Sinh viên học tại Phân hiệu Vĩnh Long sẽ được tạo điều kiện học tập như học tại Cơ sở chính ở TP.HCM, cụ thể: bằng tốt nghiệp Cử nhân hệ chính quy tập trung của Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (không phân biệt nơi học); học kỳ doanh nghiệp (năm cuối) có thể chọn học tại TP.HCM; học phí bằng 80% học phí tại TP.HCM; miễn lệ phí ký túc xá 01 học kỳ đầu tiên khi nhập học; cơ hội nhận học bổng theo chính sách của nhà trường như sinh viên học tại TP.HCM; được hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

Phân hiệu ĐH Quốc gia TPHCM tại Bến Tre

Phân hiệu đạt tại Bến Tre. Phần hiệu có nhiệm vụ tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phục vụ nhu cầu phát triển KT – XH tại tỉnh Bến Tre và trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tổ chức hợp tác đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của khu vực ĐBSCL và tỉnh Bến Tre, thúc đẩy tăng cường liên kết hợp tác giữa các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Hỗ trợ các tỉnh khu vực ĐBSCL tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức.

Cung cấp cơ hội học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành và khả năng nghiên cứu sáng tạo ở bậc đại học, sau đại học cho các đối tượng có nhu cầu….

Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL có khả năng tích hợp dữ liệu đa ngành

Sau 2 năm khởi công xây dựng, ngày 5/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ.

Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL có khả năng tích hợp dữ liệu đa ngành (tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, kinh tế, xã hội), từng bước chuẩn hóa, khắc phục tình trạng thiếu hụt cơ sở dữ liệu, đồng bộ hóa các tài liệu thuộc khu vực ĐBSCL; phục vụ phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Trung tâm là nơi cung cấp những thông tin khoa học, công nghệ tại ĐBSCL; bảo đảm cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về cơ sở dữ liệu đa ngành từ các báo cáo định kỳ, chuyên ngành, báo cáo tổng hợp phục vụ công tác tổng hợp và phát triển kinh tế bền vững cho vùng ĐBSCL.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cho rằng, Trung tâm dữ liệu ĐBSCL tuy chưa thể như "chìa khóa vạn năng", có thể giải quyết tất cả những khó khăn, vướng mắc nhưng sẽ giải quyết được cơ bản những vấn đề đang tồn tại. Mục tiêu của Trung tâm là phải "sống" được bằng năng lực, bằng dữ liệu đã thu thập được, bằng khả năng cung cấp dịch vụ.

"Trung tâm dữ liệu ĐBSCL cần phát huy hiệu quả để tiết kiệm thời gian nhất, tiết kiệm chi phí nhất nhưng cũng phải có tư vấn chính xác nhất cho việc hoạch định, quyết định các công việc liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, của địa phương" - Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên, Trung tâm dữ liệu ĐBSCL là một trong những hành động cụ thể của Bộ TN&MT trong việc triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu cho phát triển Chính phủ điện tử. Đồng thời, tiếp tục triển khai xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành TN&MT, kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương.

Tại lễ khánh thành Trung tâm, các đại biểu đã được nghe chuyên gia, nhà khoa học giới thiệu hệ thống thông tin của Trung tâm dữ liệu; ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và máy học trên một số bài toán thực tế; các giải pháp tạo lập dữ liệu và ứng dụng nền tảng mô hình thủy động lực đối với bài toán quản lý tài nguyên nước.

Về cách thức hoạt động, các trạm quan trắc (được xây dựng theo các tiểu dự án) sẽ đồng thời truyền thông tin về các đơn vị thụ hưởng và về Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL để dùng chung cho các Bộ, ngành, địa phương.

Nội dung và quy mô của dự án là thu thập dữ liệu; chuẩn hóa, tích hợp cơ sở dữ liệu; phân tích, thiết kế mô hình, thiết kế bản tin và báo cáo mẫu; mua và xây dựng phần mềm ứng dụng; xây dựng hành lang pháp lý, tuyên truyền; đào tạo chuyển giao công nghệ.

Trung tâm dữ liệu ra đời nhằm phục vụ người dân có được thông tin để chủ động trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác giúp nhà khoa học có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hữu ích đối với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng ĐBSCL và hướng tới mục tiêu đưa ĐBSCL thành "đồng bằng thông minh" trong tương lai.