Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp góp phần rất lớn trong sự phát triển của tỉnh. Dưới đây là danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp góp phần rất lớn trong sự phát triển của tỉnh. Dưới đây là danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Nơi đây tập trung rất nhiều KCN lớn. Tham khảo danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh thông qua bài viết sau.
Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý:
Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Khu công nghiệp Tiên Sơn được đưa vào chính thức hoạt động từ những năm 2000. Khu công nghiệp là điểm đến đầu tư của rất nhiều Quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sỹ… cùng các doanh nghiệp/tập đoàn lớn trong nước.
Một số doanh nghiệp lớn đang hoạt động sản xuất – kinh doanh tại đây có thể kể tới như: Canon, Vinamilk. Daiichi, ABB, … với tỷ lệ lấp đầy lên đến 100%.
Khu công nghiệp Quế Võ 1 là khu công nghiệp lớn và quan trọng bậc nhật của tỉnh Bắc Ninh. Quy môt khu công nghiệp khoảng 600ha. Tính đến hiện tại khu công nghiệp này đã thu hút khoảng 80 dự án đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) với nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động tại đây như: Foxconn, Nippon Steel, Toyo Ink, Canon, …
Khu công nghiệp Quế Võ 2 đi theo xu hướng công nghiệp của thế giới. Khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ, chú trọng yếu tố thân thiện môi trường và ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như điện tử, dược, năng lượng, chế biễn, viễn thông.
Khu công nghiệp Quế Võ 3 có quy mô khoảng gần 300ha và được đưa vào vận hành từ những năm 2016. Khu công nghiệp thu hút hơn 60 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ lấy đầy diện tích đất công nghiệp khoảng 63.2%
Khu công nghiệp Yên Phong 1 là dự án khu công nghiệp được đầu tư và xây dựng đồng bộ nhất khu vực miền Bắc. Từ lúc đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2005 đến nơi, KCN đã thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp/tập đoàn thế giới tới với VIệt nam như: Samsung, Dawon Vina, KCC, Mobase. Quy mô khu công nghiệp đã vượt mốc hơn 650ha.
Khu công nghiệp Yên Phong 2 là một trong những khu công nghiệp có tổng diện tích khai thác lớn nhất tại Bắc Ninh (khoảng 1200ha). Đây là khu công nghiệp xây dựng xu hướng kết hợp khu công nghiệp và khu đô thị sống theo tỷ lệ đất sử dụng là 85% - 15%.
Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn được thành lập và đưa vào hoạt động từ năm 2005 với số vôn đầu tư khoản hơn 550 tỷ. Quy mô KCN ở mức trung bình (400ha), tọa lạc ở giao lộ đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
Khu công nghiệp Hanaka có quy mô khoảng gần 100ha, được thành lập theo nghị quyết số 1546/TTg-KTN ban hành năm 2008, Khu công nghiệp này là điểm đến thu hút đầu tư “ưa thích” của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc.
Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh có vị trí chiến lược trong bản đồ khu công nghiệp của miền Bắc. Hàng hóa khu vực này vô cùng dễ dàng kết nối tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, cảng Hải Phòng, Cảng Quảng Ninh hay cửa khẫu Hữu Nghị, Chính vì thế chiến lược này của KCN đã thu hút lượng lớn đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. Tổng diện tích của khu công nghiệp là khoảng 1000ha (trong đó có khoảng 800ha đất khu công nghiệp và 200ha đất khu đô thị).
Khu công nghiệp Thuận Thành I được thành lập theo quyết định đầu tư số 210/QĐ-TTg ngày 17/02/2021. Khu công nghiệp này được phát triển trở thành khu công nghiệp, thân thiện với môi trường, chú trọng phát triển các ngành điện tử, dược phẩm, công nghiệp, chế tạo thiết bị, viễn thông, …
Khu công nghiệp Thuận Thành II được thành lập theo quyết định đầu tư số 537/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 28/04/2009. Quy mô của khu công nghiệp khoảng 250ha. Đây là khu công nghiệp có vị trí chiến lược, lực lượng lao đông giá rẻ, dồi dào, ... Khu công này phát triển chủ yếu các ngành như sản xuất điện tử, viễn thông, cơ khi, thép, tiêu dùng, may mặc, chế biến thực phẩm và nông sản.
Khu công nghiệp Thuận Thành 3 được đưa vào hoạt động theo công văn số 1107/QĐ-TT ngày 21/8/2006. Quy mô của khu công nghiệp khoảng hơn 500ha. Khu công nghiệp nằm tại cửa ngõ của tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Khu công nghiệp Gia Bình có quy mô khoảng 250ha. Đây là KCN phát triển theo hướng đa ngành, tập trung công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Lĩnh vực phát triển chính bao gồm: công nghiệp, điện tử viễn thông, linh kiện, lắp ráp, cơ khí.
Ngay sau khi khu công nghiệp Gia Bình 1 hoạt động, KCN Gia Bình 2 được đưa vào hoạt động ngay theo văn bản số 250353/QĐ-UBND ngày 10/08/2020.
Khu công nghiệp Việt Nam – Singaport (VSIP) được thành lập theo QĐ số 676/TTg-CN của thủ tướng chính phủ vào ngày 4/6/2007. Quy mô KCN khoảng 700ha trong đó đất công nghiệp khaongr 500ha, đất đô thị 200ha. Tổng số vốn đầu từ khoảng 80 triệu USD.
Hiện tại, Bắc Ninh có khoảng hơn 30 cụm công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có khoảng 12 cụm công nghiệp lớn với hiệu quả sản xuất kinh doanh nổi bật bao gồm:
- Cụm công nghiệp Phú Lâm (Tiên Du)
- Cụm công nghiệp Táo Đôi (Lương Tài)
- Cụm công nghiệp Hà Mãn – Trí Quả
Khu công nghệ thông tin Bắc Ninh được đánh giá là khu nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin hiện đại bậc nhật Việt Nam. Cùng với khu công nghệ thông tin Hà Nội, Hồ Chí Minh tạo thành tam giác khu công nghệ cao trọng điểm của Quốc gia.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các khu công nghiệp Bắc ninh. ALS cũng là một cung cấp các dịch vụ Logistics cho đơn vị địa phương. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về những dịch vụ này, đừng ngần ngại liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
Có thể nói Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành TOP đầu trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Thống kê cho thấy, tỉnh thành này hàng năm được đầu tư hàng chục nghìn tỷ để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp sản xuất – kinh doanh.
Hiện tại, Bắc Ninh đang tới 15 khu công nghiệp tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và 30 cụm công nghiệp lớn nhỏ. Các khu công nghiệp này trải dải trên diện tích khoảng 7.000 ha, với các điều kiện hạ tầng, giao thông, cấp thoát nước, các dịch vụ tiện ích kèm theo hiện đại.
Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn về danh sách khu công nghiệp ở Bắc Ninh thông qua bài viết dưới đây.
Bắc Ninh có vị thế chiến lược trong trục kinh tế khu vực Hà Nội – Bắc Giang – Hải Dương – Hưng Yên. Nơi tập trung lượng lớn hàng hóa công nghiệp của khu vực miền bắc.
Bắc Ninh đóng vai trò như “điểm nút” lưu trữ và trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh thành nói trên. Chính vì thế, cho nên, tuy là một tỉnh thành nhỏ (có diện tích bé nhất cả nước) nhưng sản lượng và giá trị hàng hóa sản xuất tại Bắc Ninh luôn thuộc top đầu cả nước nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng.
Hình ảnh khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
Như đã nói ở trên, hiện tại khu công nghiệp Bắc Ninh đang có 15 khu công nghiệp tập trung. Danh sách các khu công nghiệp tại đây lần lượt là:
1. Khu công nghiệp VSIP: Tiếp nối sự thành công của VSIP tại miền Nam; năm 2007, VSIP tiếp tục mở rộng ra phía Bắc. Ngày 11/12/2007, VSIP chính thức khởi công dự án VSIP Bắc Ninh tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với sự hiện diện của Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời điểm đó là ông Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng cao cấp Singapore Goh Chok Tong.
Với diện tích gần 700 ha, trong đó 500 ha dành cho việc phát triển một khu công nghiệp sạch, có tiêu chuẩn môi trường và công nghệ sản xuất tiên tiến, VSIP Bắc Ninh là địa điểm lý tưởng cho các nhà máy điện tử, dược phẩm, phụ tùng ô tô, cơ khí chính xác, hàng tiêu dùng và kho vận. Gần 200 héc-ta khu đô thị sẽ bao gồm các dự án thương mại, khách sạn, siêu thị, trường học, văn phòng, khu thể thao thao, nhà ở, căn hộ chất lượng cao.
Xem thêm: Hệ thống kho VSIP Bắc Ninh
2. Khu công nghiệp Quế Võ 1: Khu công nghiệp Quế Võ 1 – Bắc Ninh được thành lập theo quyết định số 1224 /QĐ/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002.
Quế Võ 1 là Khu công nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh vớ diện tích 600 ha chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1(2002-2052), tổng diện tích 300ha & giai đoạn 2 (2002-2056) tổng diện tích 300ha.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Khu công nghiệp Quế Võ 1 đã thu hút gần 80 dự án đầu tư,, chủ yếu là dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó phải kế đến những nhà đầu tư lớn như: Canon, Foxconn, Mitac, DKUIL, Nippon Steel, Toyo Ink, Tenma, VS Group, Sentec, NipponZoki, Bujeon, Long tech, Youngbo, …
3. Khu công nghiệp Quế Võ 2: KCN được xây dựng theo mô hình kiến trúc hiện đại gồm KCN – khu vui chơi giải trí và dịch vụ. Khi đưa vào hoạt động, KCN sẽ đáp ứng nhu cầu việc làm và đảm bảo chất lượng sống cho số lượng lớn lao động tại địa phương. Đồng thời, sức hút đầu tư lớn của dự án cũng góp phần đóng góp vào ngân sách, sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh.
Tính tới thời điểm hiện tại, KCN đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các ngành nghề được đầu tư tại KCN hiện nay gồm: sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo sản xuất gia công cơ khí, sắt thép; sản xuất nông – lâm – thủy sản.
4. Khu công nghiệp Quế Võ 3: Khu công nghiệp Quế Võ 3 nằm trong trung tâm kinh tế trọng điểm miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và được coi là Khu công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh Bắc Ninh. Với vị trí đặc biệt thuận lợi cùng nỗ lực hoàn thiện, phát triển hạ tầng không ngừng, Khu công nghiệp Quế Võ 3 hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
5. Khu công nghiệp Yên Phong 1: Khu công nghiệp Yên Phong – Bắc Ninh có tổng diện tích 658 ha, là KCN hiện đại, đồng bộ hàng đầu tại miền Bắc Việt Nam. Dự án đã thu hút được dòng vốn FDI lớn (10 tỷ USD), góp phần lớn đưa Bắc Ninh nhiều năm liền lọt vào Top 10 cả nước về thu hút vốn FDI. KCN Yên Phong có hệ thống tiện ích hoàn hảo, bên cạnh KCN là Khu đô thị có diện tích 51,6ha, nơi cung cấp hàng chục ngàn chỗ ở cho công nhân và chuyên gia làm việc trong KCN và các dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và an cư cho người lao động. Hiện nay đã có hơn 100 doanh nghiệp với các thương hiệu lớn: Samsung, Orion, Dongsin, Mobase, Dawon Vina, Hansol, Ottogi, KCC… tại Khu công nghiệp Yên Phong – Bắc Ninh.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thuê kho tại KCN Yên Phong Bắc Ninh
6. Khu công nghiệp Yên Phong 2: Điểm mạnh của KCN Yên Phong 2 là khu công nghiệp có vị trí thuận lợi, nằm dọc cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài nối liền quốc lộ 18.
Vị trí thuận tiện cho việc di chuyển ra các cảng biển, cảng hàng không, đường sắt và đường bộ. KCN vẫn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, hứa hẹn sẽ là nguồn cung cấp đất, xưởng sạch lớn trong các năm 2020, 2021 cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDIs) KCN Yên Phong 2 ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp sạch và công nghiệp linh kiện điện tử. cơ khí chính xác (hỗ trợ dịch vụ cùng với các nhà đầu tư lớn như Samsung tại KCN yên Phong)
7. Khu công nghiệp Tiên Sơn: Khu công nghiệp Tiên Sơn là dự án khu công nghiệp đầu tiên được Viglacera đầu tư xây dựng tại Bắc Ninh với quy mô rộng lớn lên đến 449ha. Dự án nằm trong tứ giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất nước. Được xây dựng từ năm 1999 với 2 giai đoạn là 1999 – 2049 và 2006 – 2056. Số vốn đầu tư lên đến 837.5 tỷ đồng. Sau hơn một thập kỷ tập trung nguồn lực triển khai đầu tư, xây dựng và vận hành. Hiện nay, KCN được đánh giá là dự án KCN đồng bộ nhất ở tất cả các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Đây cũng là một trong các mô hình khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam gắn liền với khu đô thị. Đến nay, khu công nghiệp Tiên Sơn đã có hơn 120 nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất. Các thương hiệu lớn góp mặt tại đây phải kể đến như: Dainichi Color Nhật Bản, ABB Thuỵ Sỹ, Canon Việt Nam và Sumitomo Nhật Bản.
Bên cạnh những khu công nghiệp nổi tiếng trên, chúng ta cũng có thể nhắc tới một số khu công nghiệp khác như Gia Bình, Gia Bình 1, Nam Sơn – Hạp Lĩnh, Khu công nghiệp Hanaka, Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn, Khu công nghiệp Thuận Thành 1/2/3.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về danh sách khu công nghiệp ở Bắc Ninh cũng như quy hoạch khu công nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tới.