Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh Thuộc Bộ Công An

Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh Thuộc Bộ Công An

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cơ quan đại diện Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh

- Địa chỉ: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh

- Số điện thoại giải đáp thủ tục xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam: 028.38386425

- Số điện thoại giải đáp thủ tục nhập xuất cảnh của người nước ngoài: 028.39200365

Cục Quản lý xuất nhập cảnh tổ chức tiếp khách giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh vào các ngày làm việc trong tuần, trừ Chủ Nhật, ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định riêng của Việt Nam. Riêng Thứ 7 tiếp khách vào buổi sáng.

Giờ tiếp khách:- Buổi sáng: từ 08h00 – 11h30- Buổi chiều: từ 13h30 – 16h00

Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh cho người Việt Nam và người nước ngoài tại các tỉnh phía nam

TPO - Cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh khai, ông không trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp, khi biết có tin đồn cán bộ tại Cục cầm tiền của doanh nghiệp, ông đã yêu cầu phải trả lại tiền. Song, thuộc cấp của vị cựu lãnh đạo này lại khai ông "ăn chia" rất hài hòa.

Bị cáo Trần Văn Dự (cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an trả lời HĐXX. Clip: Như Ý

Phiên xử ngày 14/7, trả lời luật sư câu hỏi trong quá trình thực hiện cấp phép bay có chỉ đạo hai thuộc cấp Vũ Sỹ Cường và Vũ Anh Tuấn phải nhận tiền "cảm ơn" không? Bị cáo Trần Văn Dự (cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho hay, ở Cục Xuất nhập cảnh mấy chục năm, khi làm lãnh đạo, ông chưa bao giờ làm vậy.

Ông Dự trình bày, bản thân ông không trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp. Trái lại, khi biết có tin đồn cán bộ tại Cục cầm tiền của doanh nghiệp, ông đã yêu cầu Tuấn và Cường phải trả lại tiền.

"Thời điểm đó mới biết tin tôi thực sự bức xúc, dù tôi không biết doanh nghiệp đưa tiền là ai nhưng tôi chỉ đạo phải trả lại nhanh nhất, phải ghi âm lại việc trả tiền và báo cáo lại tôi", ông Dự nói.

Theo lời khai của bị cáo Dự, Tuấn và Cường không nhận tiền trực tiếp từ doanh nghiệp xin cấp phép bay mà thông qua một trung gian. Lời khai trên cũng được Tuấn xác nhận.

Về việc trả tiền, Tuấn khai có ghi âm nhưng hiện tại không biết có còn dữ liệu đó hay không.

Ở phần xét hỏi một ngày trước, bị cáo Tuấn khai nhận gặp gỡ, tiếp xúc 14 doanh nghiệp, nhận hối lộ 49 lần với tổng tiền hơn 27 tỷ đồng.

Lời khai của Tuấn cho thấy, người này ban đầu muốn cùng Cường "ôm" toàn bộ số tiền trên. Nhưng sau đó, Tuấn vẫn báo cáo lại với bị cáo Dự rằng chỉ nói nhận 7,5 tỷ đồng.

Tuấn cũng khai, cựu Cục phó chia 7,5 tỷ đồng một cách "hài hòa". Cụ thể, Dự và Tuấn cầm mỗi người 3 tỷ, còn Cường được chia 1,5 tỷ đồng.

Theo cơ quan tố tụng, quá trình thực hiện chủ trương đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch COVID-19, từ tháng 6/2021, Cục QLXNC phân công Trần Văn Dự, chịu trách nhiệm duyệt, ký các văn bản trả lời Bộ Ngoại giao cho ý kiến về kế hoạch tổ chức chuyến bay Combo; Phòng Tham mưu được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc đề xuất, soạn thảo văn bản để bị can Dự duyệt, ký.

Tại Phòng Tham mưu, bị cáo Vũ Anh Tuấn với nhiệm vụ là Phó Trưởng phòng, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo, đã chỉ đạo Vũ Sỹ Cường (thành viên Tổ tham mưu) nghiên cứu, đề xuất và soạn thảo văn bản trình bị can Vũ Anh Tuấn duyệt, ký nháy trước khi trình bị can Trần Văn Dự ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao.

Cơ quan điều tra cho rằng, quá trình thực hiện, 3 cá nhân trên tạo thành “lợi ích nhóm”. Trong đó, Vũ Anh Tuấn là người trực tiếp liên hệ yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp tham gia chuyến bay với chi từ 50 – 200 triệu đồng/1 chuyến hoặc phải chi 500 – 1,5 triệu đồng/1 khách tùy từng thời điểm để được Cục QLXNC chấp thuận đề nghị của Bộ Ngoại giao.

Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý theo yêu cầu, Vũ Anh Tuấn sẽ “gây khó dễ” qua việc Cục Quản lý xuất nhập cảnh không chấp thuận hoặc trả lời sát ngày doanh nghiệp tổ chức chuyến bay. Do đó, doanh nghiệp buộc phải đưa hối lộ.

Không những thế, Vũ Anh Tuấn còn phối hợp với Phạm Trung Kiên, thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, yêu cầu, gợi ý chỉ dẫn cho doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế trả lời nhanh.

Trong việc nhận hối lộ, theo cơ quan điều tra, có nhiều trường hợp Vũ Anh Tuấn trực tiếp nhận tiền của doanh nghiệp hoặc chỉ đạo Vũ Sỹ Cường nhận tiền hối lộ.

Theo cơ quan tố tụng, bị cáo Tuấn nhận tiền của doanh nghiệp nhiều nhất, 46 lần với tổng số 27,3 tỷ đồng, trong số này hưởng lợi 22,8 tỷ đồng; bị can Dự nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng; bị can Cường nhận 9,3 tỷ.

(PLO)- Ba cựu lãnh đạo, cán bộ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh có liên quan đến vụ án chuyến bay giải cứu bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", đề nghị truy tố 55 bị can về các tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ GTVT, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

Theo Kết luận điều tra, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát; được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng cả trong, ngoài nước.

Hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án là đặc biệt nghiêm trọng. Các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, vì mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan, tổ chức và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hai bị can Trần Văn Dự (trái) và Vũ Sỹ Cường. Ảnh: BCA

Trong vụ án này, có ba cựu lãnh đạo, cán bộ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ.

Theo đó, ông Trần Văn Dự, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) bị truy tố vì nhận hối lộ số tiền 7,6 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, với vai trò là Phó Cục trưởng Cục QLXNC, Trần Văn Dự được phân công nhiệm vụ phối hợp với các thành viên trong Tổ công tác năm Bộ nhằm thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước phê duyệt chuyến bay giao cho doanh nghiệp đón công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.

Quá trình thực thi công vụ, ông Dự chỉ đạo cấp dưới là Vũ Anh Tuấn, Vũ Sỹ Cường tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong danh sách kế hoạch bay do Bộ Ngoại giao đề xuất được thực hiện "chuyến bay combo".

Kết quả điều tra xác định, bị can Trần Văn Dự đã nhận hối lộ 7,6 tỉ đồng, hưởng lợi cá nhân 3,1 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, bị can Trần Văn Dự nhận thức được hành vi phạm tội, tự nguyện nộp lại số tiền 2 tỉ hưởng lợi bất chính.

Trong quá trình thực hiện các chuyến bay giải cứu, cựu Phó Trưởng phòng Tham mưu Cục QLXNC Vũ Anh Tuấn có trách nhiệm đánh giá, lựa chọn và tham mưu cho ông Dự quyết định, ký công văn trả lời để Bộ Ngoại giao tập hợp, thông báo cho doanh nghiệp thực hiện chuyến bay.

Vũ Anh Tuấn đã thống nhất với Phạm Trung Kiên, cán bộ Bộ Y tế chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải chung chi số tiền 500.000 đồng - 1,5 triệu đồng cho một khách. Hoặc nếu tính cho cả doanh nghiệp thì phải đưa 100 – 200 triệu đồng/chuyến bay

Kết quả điều tra xác định Vũ Anh Tuấn nhận hối lộ hơn 27,3 tỉ đồng, hưởng lợi cá nhân gần 23 tỉ đồng. Ông Tuấn đã nộp lại số tiền hơn 3,3 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

Còn ông Vũ Sỹ Cường, nguyên Cán bộ Phòng Tham mưu Cục QLXNC là cấp dưới của Vũ Anh Tuấn. Bị can được giao giao nhiệm vụ tiếp nhận kế hoạch bay của Bộ Ngoại giao, dự thảo công văn phúc đáp trình Vũ Anh Tuấn duyệt, ký trình bị can Trần Văn Dự duyệt.

Quá trình thực hiện công tác chuyên môn, Cường đã thực hiện chỉ đạo của bị can Trần Văn Dự, Vũ Anh Tuấn. Bị can liên hệ, nhận tiền của đại diện các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Cường còn tự trao đổi, thỏa thuận, nhận tiền của đại diện doanh nghiệp.

Kết quả điều tra xác định bị can Vũ Sỹ Cường đã nhận hối lộ 9,3 tỉ đồng, hưởng lợi 5,5 tỉ đồng. Với hành vi này, Cường bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ, bị can đã khắc phục 320 triệu đồng.

Cơ quan điều tra đánh giá các bị can này thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong giải quyết vụ án; bản thân có thành tích xuất sắc trong công tác nên đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột

Ngày 29/10, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây tổ chức cho công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép Đài Loan (Trung Quốc) bằng đường biển.

Đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) vào một ngày trung tuần tháng 5/2023, điều ấn tượng đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh Đại úy Lê Hương Thủy cùng đồng đội, thuộc Đội Kiểm soát xuất nhập cảnh 3, Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đang tất bật với công việc hướng dẫn thủ tục xuất, nhập cảnh cho các hành khách quốc tế.

Với các trinh sát Phòng An ninh trên không, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an – một đơn vị vừa mới được thành lập thì xuân năm nay có một ý nghĩa đặc biệt. Mỗi chiến sĩ đều mong muốn đại dịch COVID-19 sớm kết thúc để những chuyến bay lại được cất cánh trên bầu trời, kết nối các vùng miền trong và ngoài nước, người dân, doanh nghiệp và khách du lịch.

Ngày 1/7, tại TP Hồ Chí Minh, Công an Cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đã phối hợp cùng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 2 trao tặng 40 phần quà (trị giá 48 triệu đồng) cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt.

Ngày 25/6, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý xuất nhập cảnh 6 tháng đầu năm 2021. Trung tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ngày 3/6, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an ra thông báo về việc tìm bị hại trong vụ án "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài".

Tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bộ Công an tổ chức 2 điểm bỏ phiếu riêng đối với cán bộ, chiến sỹ (CBCS) các đơn vị thuộc Bộ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Không chỉ biên giới đường bộ diễn biến phức tạp, tình hình xuất cảnh trái phép trên các cảng hàng không cũng xuất hiện nhiều phương thức và thủ đoạn mới để qua mắt lực lượng chức năng…

Ngày 28/1, đại diện lãnh đạo Cục Y tế (Bộ Công an) cho biết, để hỗ trợ Công an một số đơn vị, địa phương kịp thời triển khai ứng phó với dịch COVID-19, nhất là tại các địa phương mà tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, và các đơn vị tuyến đầu chống dịch.

Ngày 22/1, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) tổ chức Chương trình chào xuân mới với chủ đề “Tết sum vầy - Xuân yêu thương”, thi tài gói bánh chưng…

Sáng 4/12, đoàn công tác Cục Quản lý xuất nhập cảnh do Đại tá Trần Văn Dự - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và ủng hộ 100 triệu ủng hộ Công an Hà Tĩnh khắc phục thiệt hại trong đợt lũ lụt vừa qua.

Ngày 30/10, Đảng uỷ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong Đảng bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh”.

Ngày 17-9, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt tạm giam Trần Chí Hạo (sinh năm 1986, thường trú quận 6), Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1986, thường trú quận Tân Phú), Nguyễn Quang Thắng (sinh năm 1991, thường trú quận Bình Tân), thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”, đồng thời trục xuất 113 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trong vụ việc này.

Ngày 12/6, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025. Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Trong hai ngày 14 và 15/5, Đảng bộ Cục quản lý Xuất nhập cảnh (XNC), Bộ Công an tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I nhiệm kỳ 2020-2025. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo Đại hội.

Chuyển biến quan trọng nhất là về công tác xây dựng văn bản, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, tạo cơ sở pháp lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân Việt Nam và người nước ngoài (NNN) trong hoạt động xuất nhập cảnh.

Với việc bổ sung, sửa đổi, cải cách hệ thống chính sách, pháp luật và các thủ tục hành chính về quản lý xuất nhập cảnh đã đạt được những kết quả to lớn được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Trong những ngày dịch COVID -19 bùng phát, tại các cửa khẩu và cảng hàng không trên toàn quốc, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an là đơn vị tuyến đầu trong công tác ngăn ngừa dịch bệnh.

Ngày 5/3, Đảng bộ Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2020-2025.