Công Ty Cổ Phần Viwaco

Công Ty Cổ Phần Viwaco

Chọn tỉnh thành Hà Nội Hải Phòng Bắc Giang Cao Bằng Bắc Kạn Hòa Bình Hải Dương Bắc Ninh Hà Nam Hưng Yên Lào Cai Lai Châu Lạng Sơn Ninh Bình Nam Định Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Điện Biên Đà Nẵng Thừa Thiên Huế Khánh Hòa Lâm Đồng Bình Thuận Hà Giang Đắk Lắk Đắk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Kon Tum Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Hồ Chí Minh Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu Yên Bái Bình Định Bạc Liêu Bình Phước Bến Tre Cà Mau Đồng Tháp Đồng Nai Hậu Giang Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Tây Ninh Trà Vinh Vĩnh Long Cần Thơ An Giang

Chọn tỉnh thành Hà Nội Hải Phòng Bắc Giang Cao Bằng Bắc Kạn Hòa Bình Hải Dương Bắc Ninh Hà Nam Hưng Yên Lào Cai Lai Châu Lạng Sơn Ninh Bình Nam Định Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Điện Biên Đà Nẵng Thừa Thiên Huế Khánh Hòa Lâm Đồng Bình Thuận Hà Giang Đắk Lắk Đắk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Kon Tum Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Hồ Chí Minh Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu Yên Bái Bình Định Bạc Liêu Bình Phước Bến Tre Cà Mau Đồng Tháp Đồng Nai Hậu Giang Kiên Giang Long An Sóc Trăng Tiền Giang Tây Ninh Trà Vinh Vĩnh Long Cần Thơ An Giang

Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần?

Huy động vốn là việc làm nhằm đáp ứng đủ nguồn lực kinh tế cho các hoạt động kinh doanh của Công ty. Với các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH thì sẽ chỉ được phát hành trái phiếu, nhưng đối với loại hình này thì lại khác.

Công ty cổ phần được quyền công khai bán cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu nhằm huy động được nguồn vốn để phục vụ cho mục đích của tổ chức kinh tế. Đây chính là lợi thế lớn nhất của loại hình này so với các loại hình khác.

Công ty cổ phần có hạn chế nguồn vốn góp?

Công ty cổ phần theo quy định sẽ không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn nên phần vốn cũng sẽ không có hạn chế. Tuy nhiên, công ty cổ phần vẫn phải đảm bảo được thời hạn góp vốn của các cổ đông với trường hợp công ty cổ phần mới thành lập.

Bạn có thể tham khảo Khoản 1 – Điều 113 – Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định như sau:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Mức vốn điều lệ và khả năng huy động vốn

Phần vốn điều lệ của công ty sẽ được chia đều thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần (cổ phiếu). Để tham gia cá nhân/tổ chức có thể mua một hay nhiều cổ phiếu. Mệnh giá của các loại cổ phần này phải được được đăng ký mua, được ghi nhận trong Điều lệ công ty ở phần vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty.

Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt, ngoài việc vay từ tổ chức và cá nhân, còn có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu:

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông sẽ được yêu cầu thanh toán đầy đủ như đã cam kết mua trong vòng 90 ngày. Bên cạnh đó, những cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% trong tổng cổ phần phổ thông và được quyền chào bán.

Căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể tổ chức dưới 02 mô hình:

Mô hình này gồm 4 bộ phận chính: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, và Ban kiểm soát.

Tuy nhiên, nếu công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các tổ chức cổ đông sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần, việc thành lập Ban kiểm soát không bắt buộc.

Mô hình này gồm 3 bộ phận chính: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, và Giám đốc/Tổng giám đốc, không có Ban kiểm soát.

Theo đó, ít nhất 20% thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập. Đồng thời, Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị cần được thành lập, với cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ công ty hoặc theo quy chế do Hội đồng quản trị ban hành.

Khái niệm công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.

Tại Điều 111 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về Công ty cổ phần như sau:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Công ty cổ phần được xem một thể chế kinh doanh là loại hình doanh nghiệp hình thành và phát triển nhờ sự góp vốn từ nhiều cổ đông. Vốn điều lệ của công ty sẽ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau còn gọi là cổ phần. Trong đó, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Số lượng cổ đông tối thiểu sẽ là 3 cổ đông.

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì

Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Xem thêm: Công ty hợp danh là gì?

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Quy trình thủ tục thành lập công ty cổ phần khá là nhiều bước. Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng. Bạn chỉ cần bám sát vào các vấn đề pháp lý mà AZTAX đã trích dẫn là có thể hoàn thành các bước rồi nộp hồ sơ là xong.

Để thành lập công ty cổ phần một cách suôn sẻ, bạn phải chuẩn bị những thông tin sau đây:

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Có hai phương thức để nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần:

Lưu ý: Đối với Hà Nội và TPHCM, hồ sơ thành lập công tư phải nộp online

Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xử lý. Nếu hồ sơ đúng quy định, sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không, sẽ được thông báo để chỉnh sửa hoặc bổ sung cần thiết.

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc con dấu. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn loại con dấu, bao gồm hình thức, nội dung và số lượng tùy theo nhu cầu của mình.

Khi hoàn tất các thủ tục thành lập và nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp Cổ phần cần thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp.

Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 – Điều 112 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về vốn điều lệ như sau:

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Đơn giản hơn, vốn điều lệ có thể xem là cổ phần đã được chia ra thành nhiều phần bằng nhau. Công ty sẽ dùng những cổ phần này để chào bán và tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Và đương nhiên những cổ đông sẽ chịu trách nhiệm trên phần vốn đã góp.

Vậy trong trường hợp nào thì công ty cổ phần sẽ tăng giảm vốn điều lệ? Cùng xem qua Khoản 5 – Điều 112 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

b) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này.

c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.