Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam

Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam

---Liên kết Website--- Bộ Khoa học & Công nghệ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cục sở hữu trí tuệ Thư viện Quốc gia Việt Nam

---Liên kết Website--- Bộ Khoa học & Công nghệ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cục sở hữu trí tuệ Thư viện Quốc gia Việt Nam

Cơ sở dữ liệu sách về chủ tịch Hồ Chí Minh

CSDL Thư viện sách điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, duy trì và phát triển.

CSDL tập trung cung cấp những tài liệu toàn văn về: Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh; Những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Một số tác phẩm của các nhà nghiên cứu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Gương học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh; Văn bản chỉ đạo và hướng dẫn.

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

--------------------------------------

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT

SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2008/QH12.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

2. Chức vụ, chức danh tư­ơng đư­ơng với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 13 như sau:

“3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

“ Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan

1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:

Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:

Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;

Phó Tổng Tham m­ưu trư­ởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;

Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;

c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:

Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;

Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;

Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;

Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;

Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;

Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;

Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:

Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;

Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71;

Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70;

Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự;

Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã;

Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;

Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;

Một Phó Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

Một Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân;

Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội;

Tổng Giám đốc, một Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội;

Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;

Giám đốc: Bệnh viện 175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia;

Chủ nhiệm các khoa thuộc Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị; Chiến lược; Chiến dịch;

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị;

Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng, số lượng như sau: của Chính ủy là một; của Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Tư lệnh Quân khu không quá bốn; của Tư lệnh Quân chủng không quá sáu; của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng không quá năm; của Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân huấn không quá ba; của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không quá ba; của Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II, Trường Sĩ quan Chính trị không quá ba; của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba; của Cục trưởng Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường, Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Đối ngoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai; của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một;

Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

2. Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

5. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

“Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;

b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:

“Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan

1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:

a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;

b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;

d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.”

6. Bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25 như sau:

“Điều 25a. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan

1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân.

Việc thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 7 Điều 31 như sau:

“1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;”

“7. Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.”

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Các quy định về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có quân hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật này được công bố.

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014.­­­­­­­­­­­­­

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 213/2006/TT-BQP NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 122/2006/NĐ-CP NGÀY 26/10/2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN,

Thực hiện Nghị định số 122/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 122/2006/NĐ-CP), BỘ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TUỢNG ÁP DỤNG

Thông tư này hướng dẫn một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, gồm: chế độ phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ; chế độ nghỉ phép; chế độ, chính sách được hưởng khi xuất ngũ; chế độ tiếp nhận trở lại công tác tại cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, trở lại các trường và cơ sở đào tạo mà hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đã có giấy gọi vào học ở các trường và cơ sở đào tạo đó; chính sách việc làm đối với quân nhân thôi phục vụ tại ngũ.

Thông tư này áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện chế độ phục vụ tại ngũ theo Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005.

II. CHẾ ĐỘ VÀ QUYỀN LỢI ĐƯỢC HUỞNG CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ

1. Chế độ phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ (quy định tại Điều 2 của Nghị định số 122/2006/NĐ-CP).

1.1. Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện phục vụ tại ngũ thời hạn 18 tháng, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 và hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng thì từ tháng thứ 19 trở đi hàng tháng được hưởng như sau:

Phụ cấp được hưởng từ tháng thứ 19 trở đi

Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ (*)

Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ

1.2. Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 thì từ tháng thứ 25 trở đi, hàng tháng được hưởng như sau:

Phụ cấp được hưởng từ tháng thứ 25 trở đi

Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ (*)

Phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ

1.3. Khoản phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ từ tháng thứ 19 và tháng thứ 25 trở đi quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 khoản 1 Mục 2 của Thông tư này, không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh quân sự; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài quân đội và các trường hợp khác.

2. Chế độ nghỉ phép (quy định tại Điều 3 của Nghị định số 122/2006/NĐ-CP).

2.1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ năm thứ hai trở đi mỗi năm được nghỉ phép một lần, thời gian một lần nghỉ là 10 ngày (không kể thời gian đi, về). Riêng hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội, thời gian học từ 1 năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa 2 năm học thì thời gian nghỉ hè được tính vào thời gian nghỉ phép.

Hạ sĩ quan, binh sỹ đã nghỉ phép theo chế độ, còn được nghỉ phép đặc biệt thời gian không quá 5 ngày, trong trường hợp gia đình gặp khó khăn đột xuất do: bố, mẹ, vợ, con bị chết, gia đình gặp thiên tai hỏa hoạn hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được thưởng phép theo Điều lệnh Quản lý bộ đội.

2.2. Khi đi phép được thanh toán tiền vé tàu, vé xe và tiền phụ cấp thời gian đi trên đường theo chế độ quy định hiện hành. Trường hợp đủ tiêu chuẩn đi phép nhưng đo yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép được, thì thủ trưởng từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên xét duyệt, quyết định cho thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng tiền ăn một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

3. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ (quy định tại Điều 4 của Nghị định số 122/2006/NĐ-CP):

3.1. Trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 18 tháng trở lên khi xuất ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

3.2. Trợ cấp xuất ngũ một lần: cứ mỗi năm hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong quân đội (đủ 12 tháng) được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiêu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

3.2.1. Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

3.2.2. Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

3.2.3. Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

Ví dụ 1 : đồng chí Nguyễn Văn An, nhập ngũ ngày 02/10/2005, Hạ sĩ, chiến sĩ, xuất ngũ ngày 20/01/2008.

Trợ cấp xuất ngũ một lần của đồng chí Nguyễn Văn An được hưởng:

Số tháng lẻ phục vụ tại ngũ (4 tháng):

3.3. Trợ cấp thêm phụ cấp quân hàm:

3.3.1. Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

3.3.2. Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện phục vụ tại ngũ thời hạn 18 tháng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005, thì khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

3.4. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

3.4.1 Nếu xuất ngũ về địa phương thì tính: Thời gian làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được cộng với thời gian tại ngũ để tính hưởng trợ cấp xuất ngũ từ nguồn bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Quân đội chi trả.

3.4.2. Nếu xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng thời gian trước (nếu có), thời gian tại ngũ để làm cơ sơ tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sau này.

Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội

Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội

3.5. Được đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức phương tiện đưa họ về nơi cư trú hoặc cấp tiền tàu, tiền xe (loại thông thường) và phụ cấp thời gian đi trên đường về nơi cư trú theo chế độ quy định hiện hành.

3.6. Đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được chi 5.000 đồng/người/lần cho buổi gặp mặt chia tay trước khi họ xuất ngũ.

3.7. Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ (thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 122/2006/NĐ-CP).

1. Chế độ phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ; chế độ nghỉ phép của hạ sĩ quan, binh sĩ và các chế độ hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng như: trợ cấp tạo việc làm; trợ cấp xuất ngũ một lần; trợ cấp thêm phụ cấp quân hàm; tiền tàu, xe, phụ cấp thời gian đi trên đường; chi gặp mặt cho xuất ngũ do ngân sách nhà nước cấp hàng năm. Ngoài ra, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ còn được hưởng trợ cấp, cấp từ nguồn bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư được thực hiện từ ngày 14 tháng 6 năm 2005. Những quy định trước đây về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ trái với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ảnh kịp thời về Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết./.