Chủ Tịch Vcci Hiện Nay

Chủ Tịch Vcci Hiện Nay

Quý I năm nay, dù ghi nhận lãi đột biến nhưng các lãnh đạo chủ chốt của Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (mã chứng khoán: MWG) đều nhận lương 0 đồng. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Nguyễn Đức Tài, thành viên HĐQT Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Trần Huy Thanh Tùng đều nhận lương 0 đồng trong 3 tháng đầu năm nay.

Quý I năm nay, dù ghi nhận lãi đột biến nhưng các lãnh đạo chủ chốt của Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (mã chứng khoán: MWG) đều nhận lương 0 đồng. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Nguyễn Đức Tài, thành viên HĐQT Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Trần Huy Thanh Tùng đều nhận lương 0 đồng trong 3 tháng đầu năm nay.

VCCI cam kết hỗ trợ Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN BAC 2024

Ngày 01/8/2024, tại trụ sở Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã có cuộc gặp gỡ với ông Oudet Souvannavong - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Lào (LNCCI), đồng Chủ tịch ASEAN BAC 2024. Cuộc gặp này nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào, đồng thời chuẩn bị cho các hoạt động sắp tới trong khuôn khổ ASEAN BAC.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Lào Oudet Souvannavong

Tại buổi tiếp, ông Phạm Tấn Công khẳng định Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đặc biệt với Lào, xem đó là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Ông cũng cam kết VCCI sẽ hỗ trợ Lào đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN BAC trong năm 2024 một cách hiệu quả, đồng thời duy trì mối quan hệ chặt chẽ với LNCCI, tăng cường trao đổi thông tin và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Một trong những điểm nhấn của cuộc gặp là cam kết phối hợp tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA), một sáng kiến nhằm ghi nhận những doanh nghiệp xuất sắc trong khu vực, thúc đẩy hợp tác và kết nối doanh nghiệp hai nước. Ông Souvannavong bày tỏ sự cảm kích trước sự hỗ trợ của VCCI và khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy kim ngạch thương mại và đầu tư giữa hai nước, vốn còn nhiều dư địa để phát triển.

Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong các lĩnh vực như khai khoáng, dược liệu, xây dựng và du lịch, đồng thời đề cập đến việc áp dụng công nghệ trong các dự án phát triển nông nghiệp và điện gió. Trong bối cảnh hậu Covid-19, sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của kim ngạch thương mại song phương là một minh chứng rõ ràng cho nỗ lực và cam kết của hai nước trong việc duy trì và mở rộng quan hệ kinh tế.

Hiệp định thương mại mới giữa Việt Nam và Lào được ký kết vào ngày 8/4/2024 đã mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp cả hai nước. Với hầu hết các rào cản thuế quan đã được gỡ bỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững và lâu dài. Cuộc họp giữa Chủ tịch VCCI và Chủ tịch LNCCI không chỉ là cơ hội để củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào mà còn là bước đệm vững chắc cho các sáng kiến hợp tác trong tương lai, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai quốc gia nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.

Giang Tú (Vietnam Business Forum)

Thời gian qua, việc nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh lây lan đã gây ra sự ách tắc lớn cho việc sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.

Trước thực trạng này, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và duy trì sản xuất, ngăn chặn đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong đó, mô hình “3 tại chỗ” - sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ - đang được triển khai tại nhiều đơn vị sản xuất.

Tuy nhiên, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần.

“3 tại chỗ nếu áp dụng lâu dài thì không thể chịu nổi. Có hai vấn đề. Một là bản thân người lao động không chịu được về mọi mặt. Hai là với doanh nghiệp, chi phí để áp dụng mô hình này rất lớn”, ông Lộc nhận định tại Tọa đàm trực tuyến "Giải pháp cấp bách và lâu dài chống đứt gãy chuỗi cung ứng" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức tối ngày 7/8.

Theo Chủ tịch VCCI, với tình hình hiện tại, vaccine là giải pháp cứu cánh, nhưng có thể phải mất vài tháng nữa mới có thể triển khai rộng rãi. Và kể cả khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng 60-70% dân số, dịch bệnh vẫn có thể kéo dài với những biến thể phức tạp. Do đó, phải xác định đây là cuộc chiến trường kỳ - cuộc chiến về cả y tế và kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp lâu dài, có tính chiến lược.

“Chúng ta phải xác định tinh thần là cuộc chiến sẽ trường kỳ, không ai có thể đưa ra dự báo lạc quan lúc này. Do đó, cả Chính phủ và doanh nghiệp đều phải chuyển trạng thái. Các biện pháp cấp bách không thể kéo dài được, mà phải tính phương án từng bước mở cửa nền kinh tế như thế nào, làm sao để doanh nghiệp vừa phòng dịch vừa sản xuất kinh doanh. Việc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo để đưa ra các phương thức mới, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay”, ông Lộc nhận định.

Đề cập sâu hơn về các mô hình sản xuất, kinh doanh an toàn trong đại dịch, ông Lộc cho rằng cần phải đề cao vai trò, tính sáng tạo, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cũng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đó và nên có những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, minh bạch áp dụng cho cả nước.

“Không thể có chuyện mỗi địa phương thực hiện một kiểu, mỗi địa bàn áp dụng các biện pháp hạn chế khác nhau, quy định hoàn toàn không thống nhất và bất hợp lý. Ví dụ như xác định mặt hàng nào là thiết yếu hay không thiết yếu. Trong một chuỗi sản xuất, rất khó để xác định cái nào là thiết yếu, cái nào không”, Chủ tịch VCCI chỉ ra. “Chỉ áp dụng cứng các biện pháp thì nền kinh tế sẽ không chịu được. Do đó, cần có sự chuyển trạng thái linh hoạt hơn, đề cao vai trò và sự sáng tạo của cơ sở, chấp nhận sự rủi ro. Tất nhiên sinh mệnh là trên hết nhưng cũng không thể coi thường sinh kế”.

Mặt khác, ông Lộc cũng cho rằng giai đoạn khó khăn do đại dịch này cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính và thể chế nói chung, bởi đây là lúc dễ tiến tới những đồng thuận hơn trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

“Cải cách thể chế chính là gói hỗ trợ lớn nhất với doanh nghiệp. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, đây sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự bứt phá vươn lên sau đại dịch”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Ông Đoàn Quốc Huy sinh năm 1984 tại Hà Nội. Trước khi gia nhập BIM Group, ông Huy đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Stanford. Ông cũng từng được đào tạo chuyên sâu về Quản lý xây dựng và Khởi nghiệp tại Đại học Southern California (USC).

Theo BIM Group, những kinh nghiệm và năng lực của ông đã góp phần định hình chiến lược phát triển bền vững, lâu dài cho tập đoàn. Ông Huy đã trực tiếp tham gia định hướng và quản lý các lĩnh vực cốt lõi của BIM Group, bao gồm bất động sản, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, và dịch vụ thương mại.

Bên cạnh đó, ông Huy đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao vị thế của tập đoàn và mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

"Quyết định bổ nhiệm ông Đoàn Quốc Huy vào cương vị chủ tịch HĐQT là sự công nhận của HĐQT đối với những đóng góp to lớn và hiệu quả của ông trong thời gian qua. Ông sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển đường lối cũng như tầm nhìn chiến lược đã được cố chủ tịch Đoàn Quốc Việt xây dựng và thực hiện", HĐQT BIM Group cho hay.

Trước đó, ngày 7/11, ông Đoàn Quốc Việt, chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group, qua đời ở tuổi 70.

BIM Group là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, BIM Group đã khẳng định vị thế của mình trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong đó, ở lĩnh vực bất động sản, BIM Group là một trong mười nhà phát triển dự án lớn nhất, xét theo số lượng sản phẩm đưa ra thị trường.

Ngoài các dự án bất động sản dân dụng, BIM Group cũng đóng góp đáng kể cho hạ tầng du lịch Việt Nam khi đã đưa vào khai thác nhiều sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như Holiday Inn Vientiane (Lào), Park Hyatt Phú Quốc, Regent Phú Quốc, InterContinental Phú Quốc, Fraser Suites Hà Nội, Sailing Club Hạ Long.

Từ năm 2006, BIM Group sản xuất muối theo mô hình công nghiệp trên cánh đồng rộng 2.500 héc ta tại Ninh Thuận, chiếm 60% – 70% sản lượng muối công nghiệp của Việt Nam. Tại cánh đồng muối, BIM Group xây dựng tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió quy mô công suất 500MW đã đưa vào khai thác thương mại từ cuối năm 2021. BIM Group cũng sở hữu diện tích nuôi tôm 1.600 héc ta tại Kiên Giang, cung cấp 3 ngàn tấn tôm nguyên liệu mỗi năm cho các công ty chế biến xuất khẩu.

BIM Group cũng đã từng lấn sân sang mảng hàng không khi thành lập Air Mekong vào năm 2009. Công ty này cũng là hãng hàng không tư nhân thứ ba được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, Air Mekong đã chính thức ngừng bay vào năm 2013 và chính thức ngừng hoạt động vào năm 2015.