4 Nước Cộng Hoà Đầu Tiên Gia Nhập Liên Xô

4 Nước Cộng Hoà Đầu Tiên Gia Nhập Liên Xô

Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết được quy định theo Điều 76 của Hiến pháp Xô viết 1977 là những nhà nước Xã hội chủ nghĩa Xô viết có chủ quyền hợp nhất với những nước Cộng hòa Xô viết khác để trở thành Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên bang Xô viết. Điều 81 của Hiến pháp nói rõ "những quyền lợi tối cao của các Nước cộng hòa Liên bang sẽ được bảo vệ bởi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết".[1]

Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết được quy định theo Điều 76 của Hiến pháp Xô viết 1977 là những nhà nước Xã hội chủ nghĩa Xô viết có chủ quyền hợp nhất với những nước Cộng hòa Xô viết khác để trở thành Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên bang Xô viết. Điều 81 của Hiến pháp nói rõ "những quyền lợi tối cao của các Nước cộng hòa Liên bang sẽ được bảo vệ bởi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết".[1]

Các nước Cộng hòa của Liên Xô trước khi Liên bang Xô viết sụp đổ

Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

Lịch sử Cách mạng và sự hình thành

Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ I và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga do V.I.Lênin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lênin đứng đầu với Đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng XHCN, để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, theo học thuyết của Karl Marc.

Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công - nông -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.

Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kỳ đẫm máu. Đến cuối năm 1920, về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại. Ngày 30/12/1922, 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống XHCN một xã hội không có người bóc lột người. Cả đất nước như một công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt: Nạn đói bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xô-viết tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn (điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II). Mặt khác, những nhân tố mới được giải phóng của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống người dân ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov....Năm 1935, Liên Xô đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh - Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).Thành quả to lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng vĩ đại trong Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).

Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II

Nói đến Liên Xô, ngoài ý nghĩa là nước đầu tiên xây dựng CNXH trên thế giới với đà tăng trưởng hết sức ngoạn mục và nhiều chính sách xã hội nhân văn tốt đẹp, so với các nước Tư bản chủ nghĩa; song bên cạnh đó, cũng phải nói đến vai trò to lớn, quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II, như một bằng chứng là quốc gia đã góp phần quan trọng và quyết định để cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít (do các nước Đức-Ý-Nhật gây ra).

Ngày 22/6/1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941–1945). Liên Xô tham gia vào Khối Liên minh chống phát xít gồm:Anh, Pháp,Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Người dân Xô viết đã lao động tự giác, quên mình với nỗ lực phi thường để phục vụ cho chiến tranh. Phần lớn các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết đã đoàn kết, hiệp lực tin tưởng vào Đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi họa phát xít. Thời gian đầu, do bị bất ngờ, quân đội Xô-Viết tuy thất bại, song Hồng quân Liên Xô đã chống trả kiên cường, gây cho quân Đức những tổn thất to lớn. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức tại cửa ngõ Thủ đô Moskva.Trong các năm 1942 – 1943, Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh –Pháp-Mỹ, đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng toàn bộ đất đai của mình; đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu; Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng Quân đội Liên Xô vô điều kiện.

Ngay sau chiến thắng đối với Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh và Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt.

Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại, song Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng; niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc XHCN của mình; đã tạo tiền đề quan trọng để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiếnthứ II.

Liên Xô phục hồi, mở rộng hệ thống Xã hội chủ nghĩa và trở thành cường quốc thế giới

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Liên Xô bị tàn phá hết sức nặng nề. Chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho khoảng 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn; hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10 - 15 năm. Trước những tổn thất nặng nề đó, Chính phủ Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế. Đến năm 1955, GDP của Liên Xô đã đạt khoảng 136 tỷ đôla, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (381 tỷ đôla).

Sau Chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Liên Xô giúp các nước ở Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ - Latinh thành lập nhà nước XHCN, đó là: Tiệp Khắc; Ba Lan, Nam Tư; Bungari; Hungari; Rumani; Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Cu-ba... Đến năm 1960, trên thế giới đã hình thành phe XHCN, do Liên Xô đứng đầu. Đồng thời nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ; Khoa học - kỹ thuật, quân sự đã có bước đột phá: chế tạo tên lửa đạn đạo, bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử v.v.. Công nghệ vũ trụ đã có bước phát triển vượt bậc: Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới (vào năm 1959) và đưa con người đầu tiên vào vũ trụ (năm 1961). Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế, còn có ý nghĩa tinh thần rất to lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường trên thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.

Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ). Ngoài ra những chỉ số sau đã chứng tỏ công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội và ưu đãi rất cao so với các nước cùng thời điểm: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ/ngày; Người dân được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền; Người dân được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học; Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng; Người dân được khám & chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. ...

Trên bình diện quốc tế, là nước XHCN đứng đầu và hùng mạnh nhất bấy giờ, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; là biểu tượng, là thành trì, là chỗ dựa “tinh thần và vật chất to lớn” trong phe XHCN và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước châu Á- châu Phi - châu Mỹ latinh.

Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên bang Xô Viết có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, với bài học kinh nghiệm sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong thời kỳ trước; sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày hôm nay.

Thật vậy, ngay từ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than (đầu thế kỷ XX), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta...”. Tiếp theo, trong quá trình hoạt động cách mạng (trước năm 1945), được sự quan tâm của Liên Xô và Quốc tế cộng sản, nhiều chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam đã được cử sang Liên Xô học tập như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ... để sau nay về nước chỉ đạo cách mạng Việt Nam; phát động toàn dân, giành chính quyền về tay công - nông; lập nên nước Việt Nam Dân chủ công hòa (2/9/ 1945).

Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô anh em về mọi mặt vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng (kể cả việc đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam và cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam công tác..); để giúp Việt Nam đứng vững và tiếp tục đánh thắng các đế quốc lớn như: Pháp, Nhật, Mỹ, thu giang sơn về một mối, đưa dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Một minh chứng hùng hồn nữa là sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (tháng 4 năm 1975), Đảng và nhân dân Liên Xô vẫn tiếp tục sát cánh với Đảng ta, nhân dân ta trên bước đường xây dựng đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu: với nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ, mang dấu ấn thời đại; để cho đến hôm nay; nhiều công trình của Việt Nam được nhân dân Liên Xô hỗ trợ, giúp đỡ, dựng xây vẫn đang phát huy giá trị to lớn; góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tuy đời sống chính trị xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc (kể cả việc Liên Xô và một số nước XHCN ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn nguyên giá trị đối với nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Người viết bài này đã từng có thời gian sống và học tập tại Liên Xô trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Cũng như nhiều cán bộ, học sinh Việt Nam sang Liên Xô công tác, học tập, làm việc, chúng tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm và sự đùm bọc rất chân tình, nồng thắm, thủy chung, bền chặt của người dân Liên Xô, đất nước Liên Xô dành cho mình và tổ quốc Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, cũng như xây dựng hòa bình sau này (với nhiều công trình thế kỷ mang dấu ấn Việt-Xô, như: Cầu Thăng Long; Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Cung Lao động hữu nghị Việt -Xô; Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô; Đại học Bách khoa Hà Nội). Đó là những tình bạn, tình đồng chí, anh em XHCN thắm thiết nhất, trách nhiệm, cao thượng và đầy đủ nhất ... vượt cả không gian và thời gian, đã làm nên trang sử vàng của tình hữu nghị các dân tộc anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, nước Nga ngày nay, hay Liên Xô trước đây có lẽ là điểm dừng chân đặc biệt để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện và củng cố vững chắc hơn những luận điểm cơ bản trong con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là bước chuyển căn bản trong lịch sử thế giới, đem đến cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới hy vọng mới để giải phóng dân tộc mình.

Chính vì vậy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngày 30/6/1923, sau khi vượt qua nhiều khó khăn, đã đặt chân được tới mảnh đất Nga, đặt chân đến thành phố Petrograd, nay là thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga. Thời điểm đó từ Pháp đi Liên Xô là việc cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với người dân thuộc địa của Pháp. Do chính quyền Pháp vẫn duy trì chính sách thù địch với nhà nước Xô viết non trẻ nên từ Paris đến Moskva chỉ có một con đường là qua nước Đức, cường quốc duy nhất lúc đó thiết lập mối quan hệ bình thường với Liên Xô.

Tại Viện Lưu trữ lịch sử chính trị - xã hội quốc gia Nga (RGASPI) ở thủ đô Moskva còn lưu giữ tấm thị thực nhập cảnh lần đầu tiên vào nước Nga do đại diện Cộng hòa XHCN Liên bang Xô viết Nga cấp cho Bác dưới cái tên Cheng Vang, nghề nghiệp thợ chụp ảnh, vào ngày 25/6/1923. Bằng tấm thị thực này, Nguyễn Ái Quốc đã được đưa xuống chiếc tàu biển mang tên nhà cách mạng Karl Liebknecht để rời cảng Hamburg đến cảng Petrograd của Liên Xô và sau đó một thời gian Người lên xe lửa đi Moskva.

Nhân 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, các phóng viên Việt Nam công tác tại LB Nga đã quyết định đi tìm bến cảng, nơi lần đầu Bác đặt chân đến ở St. Petersburg, nơi ghi dấu sự kiện Bác Hồ lần đầu đến Liên Xô. Để làm được điều ý nghĩa này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của chính quyền thành phố, cụ thể là Ủy ban Đối ngoại thành phố St. Petersburg.

Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg, ông Vyacheslav Kalganov, người trực tiếp tổ chức chuyến canô đưa các phóng viên chúng tôi đến bến cảng nơi Bác cập bến Petrograd, cho biết: “Những người bạn Việt Nam đề nghị chúng tôi tìm địa điểm nơi mà trên con tàu Karl Liebknecht, Hồ Chủ tịch - lúc đó là Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đến St. Petersburg. Đây quả là một bài toán khó vì chúng tôi không biết tường tận năm 1923 Hồ Chủ tịch đến bến cảng nào, do vào thời điểm đó nội chiến ở Nga vừa kết thúc, Cộng hòa Xô viết vẫn chưa được công nhận và mối quan hệ với thế giới bên ngoài rất ít ỏi”.

Quả thực sau gần 100 năm, sứ mệnh này không hề đơn giản, song nhờ mối quan hệ tốt với nhà chức trách địa phương, ông Kalganov đã tìm đến với bạn mình là ông Petr Parinov, Giám đốc Cảng vụ St. Petersburg. Dù như vậy thì việc tìm ra bến cảng trong thời gian ngắn vẫn khó khăn vì cụm cảng St. Petersburg rất rộng lớn, với 33 cầu cảng, diện tích mặt nước quản lý lên tới 600 km2. Cũng cần biết thêm, để xin cho ca nô được đi đến bến cảng đó thôi cũng cần được sự cho phép của nhiều cơ quan chức năng quản lý, chứ chưa nói đến việc có thể đặt chân lên cầu cảng.

Theo ông Aleksandr Morozov, chuyên viên Cảng vụ St. Petersburg, người trực tiếp cùng ông Kalganov đưa chúng tôi đến thăm cảng, Bác Hồ đã đến cảng St. Petersburg xuất phát từ con tàu Karl Liebknecht. Tra cứu trong hệ thống dữ liệu đăng kiểm, họ thu được ảnh, xác định lai lịch con tàu và biết rằng con tàu này ban đầu có chức năng chở hàng, sau đó kiêm cả chức năng chở khách.

Thử tìm qua Internet, chúng tôi cũng thấy tàu Liebknecht đóng tại nhà máy đóng tàu Howaldtswerke của Đức, hạ thủy ngày 19/2/1900, đóng xong ngày 25/4/1900, với công năng chở hàng. Chính nhờ xác định rõ những đặc điểm của con tàu, kết hợp với hệ thống dữ liệu cảng vụ, mới có thể phát hiện ra cầu cảng, nơi Karl Liebknecht cập bến năm 1923. Và Cảng vụ St. Petersburg đã xác định đó là cảng Vũng Gutuev, ở quận Kirov.

Khi nhóm phóng viên chúng tôi tiếp cận cảng Vũng Gutuev, một phần những công trình cũ đã được phá đi để xây mới. Bến cảng trông không có gì đặc biệt, chỉ là một cảng xếp dỡ hàng hóa thông thường nằm trong hệ thống cảng St. Petersburg khổng lồ. Ông Morozov cho biết bến cảng này được Sa hoàng Piotr Đại đế khánh thành năm 1713. Tuy nhiên, tại cảng vẫn còn những phần chưa cải tạo, ở đó chúng tôi có thể thấy cầu cảng cũ cũng như những bờ kè trước đây.

Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg Kalganov khẳng định: “Thật tiếc là theo thời gian, những công trình cũ đã bị phá đi để xây mới, song chúng ta đã tận mắt thấy bến cảng và bờ kè cũ xây dựng hơn 150 năm trước, thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười, mà Nguyễn Ái Quốc thời trẻ đã đến và thấy”. Ông cũng bày tỏ “trái tim tôi cảm thấy rung động bởi chúng tôi cảm nhận được những gian khổ khi Nguyễn Ái Quốc từ Paris đến Hamburg để từ đó đến Petrograd. Và chúng ta đã có thêm một bước tiến nữa để xác định địa điểm tưởng nhớ Người”.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Kalganov cũng kể thêm một câu chuyên cảm động. Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg cho biết ông lần đầu biết đến sự kiện Bác Hồ ngày 30/6/1923 đặt chân tới Petrograd là khi đọc sách về tiểu sử Hồ Chủ tịch để chuẩn bị cho cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Khi đó là tháng 10/2017. Trong cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Kalganov đã đề xuất cùng tổ chức sự kiện kỷ niệm 95 năm ngày Bác Hồ lần đầu đến St. Petersburg vào năm sau đó. Ông kể: “Bà Kim Ngân nhìn tôi với đôi mắt quan tâm và chấp nhận đề nghị của tôi.

Tôi đề xuất tiến hành sự kiện này, liên hệ với Thành phố Hồ Chí Minh của các bạn và thế là dự án đầu tiên của Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg với tên gọi ‘Kỷ niệm 95 năm ngày Nguyễn Ái Quốc đến Petrograd’ ra đời”. Chính nhờ dự án này, đoàn đại biểu đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh đã thăm St. Petersburg vào dịp 19/5/2018. Và đến dịp 30/6/2018, một đoàn đại biểu St. Petersburg đã đi thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Kalganov cũng lần đầu tiên được đến thăm nước Việt Nam anh em. Ông Kalganov chia sẻ tiếp: “Đến nay, chúng tôi đã thực hiện dự án thứ  tư với Việt Nam ‘Hai thế kỷ hữu nghị, hai thập kỷ hợp tác’, và chúng tôi đang nghĩ xem dự án thứ năm sẽ là gì…sau đó sẽ đến dự án thứ sáu … Ông bộc bạch: "Nhìn chung hy vọng mối quan hệ hữu nghị của chúng ta sẽ được tăng cường và con cháu chúng ta cũng sẽ thân tình với nhau giống như chúng ta hiện nay”.

Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố St.Petersburg cũng bày tỏ ý định sẽ tiếp tục tìm địa điểm Bác Hồ đã lưu lại ở St. Petersburg, “có tin nói Người đã sống 1 tuần, có tin nói Người đã sống ở đây 2 tháng” vì “chúng tôi rất quan tâm tới việc này”.

Thời tiết cũng ủng hộ chúng tôi trong hành trình tìm nơi Bác lần đầu đặt chân lên mảnh đất Xô viết khi trời nắng đẹp suốt chuyến đi trên sông Neva, dù cho một ngày trước và sáng hôm đó trời mưa tầm tã. Bởi vậy, dù chưa thể trực tiếp đặt chân lên cầu cảng nơi Bác lần đầu tiên tới Nga, do phải được cơ quan chức năng cho phép, song tất cả chúng tôi đều cảm thấy xúc động và tự hào.

Hiến pháp Liên bang Xô viết năm 1924, còn được gọi là Hiến pháp Xô viết 1924, là bản hiến pháp đầu tiên của Liên bang Xô viết. Nó được thông qua vào ngày 31 tháng 1 năm 1924. Hiến pháp này đã hợp pháp hóa Hiệp ước thành lập Liên bang Xô viết vào tháng 12 năm 1922 giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz để thành lập Liên bang Xô Viết. Hiến pháp năm 1924 ban đầu gồm 11 chương và 72 điều.